Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  49
 Số lượt truy cập :  34077943
Ảnh hưởng của giá thể giâm cành đến sinh trưởng, phát triển cây cỏ ngọt trồng trên khay có lỗ

Cây cỏ ngọt (Stevia Rebaudiana Bertoni) có nguồn gốc từ châu Mỹ, hiện đưọc trồng ở nhiều nơi trên thế giới để làm chất tạo ngọt và làm thuốc. Hoạt chất chính trong cỏ ngọt có độ ngọt gấp 300 lần so với đường mía. Tại Việt Nam, cỏ ngọt đã được đưa vào trồng tại các tỉnh/thành: Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hòa Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Lâm Đồng...

Đề tài do nhóm tác giả Nguyễn Văn Hoàn (Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh) và Vũ Đình Chính (Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đồng thực hiện, nhằm xác định phương pháp nhân giổng có hiệu quả cao đối với cây cỏ ngọt.

 

Ảnh minh họa

 

Cây cỏ ngọt (Stevia Rebaudiana Bertoni) có nguồn gốc từ châu Mỹ, hiện đưọc trồng ở nhiều nơi trên thế giới để làm chất tạo ngọt và làm thuốc. Hoạt chất chính trong cỏ ngọt có độ ngọt gấp 300 lần so với đường mía. Tại Việt Nam, cỏ ngọt đã được đưa vào trồng tại các tỉnh/thành: Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hòa Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Lâm Đồng...

 

Tuy nhiên, sản xuất cỏ ngọt hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, trong đó có khâu cung ứng giống chất lượng cho sản xuất. Ở Nghệ An, hình thức nhân giống vô tính chủ yếu đang áp dụng là nhân giống trên nền giá thể đất phù sa trên mặt luống. Với cách này trong quá trình ươm giống còn chịu nhiều tác động của điều kiện ngoại cảnh như mưa, nắng, gió, rét...

 

Để nghiên cứu ảnh hường của các loại giá thể giâm cành đến sinh trưởng và phát triển của cây cỏ ngọt trồng trên khay có lỗ, nhóm tác giả đã tiến hành sử dụng các loại giá thể đất sạch, đất rác, cát, xơ dừa, phân hữu cơ vi sinh với tỷ lệ phối trộn khác nhau. Mỗi thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD) với 3 lần nhắc lại.

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy: các loại giá thể với tỷ lệ phối trộn khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của rễ và cành giâm cây cỏ ngọt. Trong đó, giá thể có thành phần đất sạch và đất rác với tỷ lệ phối trộn 1: 3 cho hiệu quả cao nhất với tỷ lệ sống đạt 93,66%, chiều cao cây đạt 9,76 cm, tổng số rễ/cây đạt 13,8 rễ và chiều dài rễ đạt 10,80 cm.

 

N.C.T - Canthostnews, theo Tạp chí NN&PTNT.

 

Trở lại      In      Số lần xem: 3324

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD