Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33339623
Ảnh hưởng của luân canh cây trồng cạn trên nền đất trồng lúa ba vụ đến khả năng cung cấp lân của đất

Với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của biện pháp luân canh cây trồng đến độ hữu dụng của Lân (P) trong đất trên nền đất trồng lúa ba vụ tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, nhóm tác giả Vũ Văn Long – Khoa Tài nguyên – Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ; Nguyễn Văn Quí và Châu Minh Khôi – Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện nghiên cứu này.

Với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của biện pháp luân canh cây trồng đến độ hữu dụng của Lân (P) trong đất trên nền đất trồng lúa ba vụ tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, nhóm tác giả Vũ Văn Long – Khoa Tài nguyên – Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ; Nguyễn Văn Quí và Châu Minh Khôi – Bộ môn Khoa học đất, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ đã thực hiện nghiên cứu này.

 

Lân (P) là dinh dưỡng đa lượng cho sự sinh trưởng và cũng giới hạn phát triển của cây trồng do các phản ứng cố định trong đất. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của biện pháp luân canh cây trồng cạn trên nền đất lúa đến khả năng cung cấp P của đất trong vụ đông xuân 2013-2014 trên vùng đất trồng lúa ba vụ tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 04 nghiệm thức: luân canh lúa-bắp, luân canh lúa-đậu nành, luân canh lúa-mè và nghiệm thức lúa ba vụ. Mẫu đất được thu thập vào ba giai đoạn: đầu vụ, giữa vụ và cuối vụ.

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy pH đất ở các nghiệm thức luân canh cây trồng cạn khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức trồng lúa ba vụ vào giai đoạn đầu vụ (P < 0,01) và giai đoạn cuối vụ (P < 0,05). EC đất giảm khi áp dụng luân canh cây mè trên nền đất lúa vào giai đoạn cuối vụ (P < 0,05). P hữu dụng trong đất vào giai đoạn giữa vụ và giai đoạn cuối vụ ở nghiệm thức trồng lúa ba vụ cao hơn khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức luân canh cây trồng cạn (P < 0,05). Mặt khác, sắt hoạt động trong đất giữa các nghiệm thức luân canh cây trồng cạn khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức chuyên canh lúa vào giai đoạn đầu vụ, nhưng không khác biệt ý nghĩa vào giai đoạn giữa vụ và cuối vụ.

 

Qua kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra kết luận: Áp dụng biện pháp luân canh cây trồng trên nền đất lúa có thể làm thay đổi pH và EC của đất. Bên cạnh đó, việc thay đổi từ mô hình canh tác lúa lúa ba vụ sang luân canh lúa với cây trồng cạn có thể làm giảm hàm lượng P hữu dụng trong đất. Việc thay đổi tình trạng thoáng khí của đất khi luân canh lúa - cây trồng cạn cũng làm gia tăng lượng sắt hoạt động trong đất. Cần nghiên cứu thêm trên các vùng canh tác lúa ba vụ khác nhằm đánh giá ảnh hưởng của biện pháp luân canh cây trồng cạn đến các đặc tính đất và độ hữu dụng của P trong đất.

 

tttham - Canthostnews, theo TC NN&PTNT.

Trở lại      In      Số lần xem: 811

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD