Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  12
 Số lượt truy cập :  33461189
Ảnh hưởng của mẫu nhập và một số yếu tố môi trường cây đến hiệu quả nhân giống hoa hồng (Rosa hybrida L.) invitro (Tác giả: Phạm Xuân Tùng và Mai Thị Thủy)

Để hoàn thiện quy trình nhân giống hoa hồng in vitro, một số thí nghiệm đã được bố trí để khảo sát hiệu quả của loại mẫu nhập, ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng tái sinh, nhân nhanh chồi in vitro và tái sinh bộ rễ của chồi in vitro.

Phạm Xuân Tùng và Mai Thị Thủy

 

Tóm tắt

Để hoàn thiện quy trình nhân giống hoa hồng in vitro, một số thí nghiệm đã được bố trí để khảo sát hiệu quả của loại mẫu nhập, ảnh hưởng của một số chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng tái sinh, nhân nhanh chồi in vitro và tái sinh bộ rễ của chồi in vitro. Kết quả thu thập cho thấy nhập mẫu bằng mắt thân cho tỷ lệ thành công (mẫu sống và sạch) từ 67 đến 90 % cao hơn một cách có ý nghĩa so với mẫu nhập là đỉnh sinh trưởng. Trong khi mẫu mắt thân cho tỷ lệ mẫu tạo chồi sau 30 ngày tăng theo tỷ lệ thuận với nồng độ BAP 2,5-3,0-3,5 mg/l, tương ứng là 53 – 70 – 80 %, và tỷ lệ mẫu tạo callus chỉ 10 %, mẫu nhập là đỉnh sinh trưởng không sinh chồi và chỉ tạo callus với tỷ lệ tương ứng là 75-68- 73 %. Môi trường nhân cụm có chứa 3,0 ml/l BAP hoặc 2,0 mg/l + 0,5 mg/l kinetin có hiệu quả tái sinh cụm chồi tới 80 % và gia tăng số chồi một cách có ý nghĩa so với môi trường chỉ có 1,0 mg/l kinetin. Trong khi đó, sự có mặt của kinetin giúp cải thiện đáng kể chất lượng chồi. IBA có tác dụng  kích thích ra rễ trên chồi in vitro tốt hơn một cách có ý nghĩa so với NAA. Với nồng độ IBA 0,5 mg/l tỷ lệ chồi ra rễ của các giống Kiss Orange và RH08.1 đạt từ 91 đến 100 %, cao hơn một cách có ý nghĩa so với tỷ lệ này ở môi trường chứa 2,0 mg/l NAA. Tình hình cũng diễn ra tương tự với số rễ trung bình/chồi và chiều dài trung bình rễ.

Từ khóa: Mẫu nhập, môi trường Murashige & Skook (MS), benzyl aminopurine (BAP), indolebutyric acid (IBA), α-naphthalene acetic acid (NAA), kinetin, chồi, rễ, callus.

______________________________________

Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & Hoa

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

 

Chú thích: Bài đăng trên tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 6, năm 2011, trang 14-19

Xem chi tiết xin liên hệ:

Tác giả: Tưởng Thị Lý Email: lytuong2001@yahoo.com hoặc

Thư Viện, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 08.38230963 – Email: thuvien@iasvn.org

Trở lại      In      Số lần xem: 3453

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD