Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33356029
Ảnh hưởng của nồng độ Na2SO3 đến một số giống sắn triển vọng tại Thừa Thiên Huế

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ Na2SO3 (0, 100, 300, 500 ppm) đến 03 giống sắn KM 94, KM 21-12 và KM 444 trong năm 2019 tại vùng sinh thái gò đồi thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm mục đích xác định ảnh hưởng và nồng độ Na2SO3 phù hợp cho cây sắn.ghiên cứu do nhóm tác giả Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế và Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Hương Long - thành phố Huế thực hiện.

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ Na2SO3 (0, 100, 300, 500 ppm) đến 03 giống sắn KM 94, KM 21-12 và KM 444 trong năm 2019 tại vùng sinh thái gò đồi thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm mục đích xác định ảnh hưởng và nồng độ Na2SO3 phù hợp cho cây sắn.


Nghiên cứu do nhóm tác giả Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Huế và Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Hương Long - thành phố Huế thực hiện.

Từ đầu thế kỷ XXI, sắn (Manihot esculenta) chuyển nhanh sang vai trò là cây công nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu có giá trị xuất khẩu và mang tính hàng hóa cao trong các lĩnh vực sản xuất tinh bột, chế biến thực phẩm và sản xuất ethanol làm nhiên liệu thay thế khí đốt. Diện tích trồng sắn ở Việt Nam năm 2017 là 534.600 ha và sắn được xem là sinh kế quan trọng cho nhiều hộ dân nghèo. Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích trồng sắn tương đối lớn với khoảng 6.683 ha, năng suất củ tươi đạt mức trung bình với 19,1 tấn/ha và giống chủ đạo là KM94.

Để tăng năng suất và hiệu quả kinh tế sản xuất sắn ởThừa Thiên Huế, việc nghiên cứu tuyển chọn giống mới và xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp là cần thiết. Sắn thuộc loại cây trồng quang hợp theo chu trình C3, trong cây có quá trình hô hấp sáng gây tiêu hao một lượng lớn sản phẩm đồng hóa dẫn đến giảm đáng kể năng suất và chất lượng củ. Nhằm hạn chế hô hấp sáng ở nhóm cây trồng C3, nhiều biện pháp kỹ thuật đã được nghiên cứu. Trong đó việc phun Na2SO3 để kìm hãm hoạt tính các enzyme trong chuỗi phản ứng hô hấp sáng, hạt hấp giá trị điểm bù CO2 và tăng áp lực O2 nên đã làm giảm nồng độ O2 trong gian bào lá giúp quá trình đồng hóa CO2 được tốt hơn. Nghiên cứu sử dụng Na2SO3 đã được tiến hành và cho kết quả tốt trên cây đậu tương, cây lạc, cây lúa. Tuy nhiên, nghiên cứu sử dụng Na2SO3 cho cây sắn trên đồng ruộng còn ít được công bố. Đây là những dẫn liệu cơ bản để nhận định việc xử lý Na2SO3 cho cây sắn ở Thừa Thiên Huế là vấn đề mới và có tính khả thi. Xuất phát từthực tế trên, năm 2019 nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của Na2SO3 đến một số giống sắn triển vọng ở vùng sinh thái gò đồi Thừa Thiên Huế nhằm xác định hiệu quả cũng như nồng độ phun Na2SO3 phù hợp và thu được một số kết quả.

Sử dụng chất ức chế hô hấp sáng Na2SO3 đã tăng các chỉ tiêu sinh trưởng thân, lá, củ và các chỉ tiêu về chất lượng củ của 03 giống sắn thí nghiệm. Phun Na2SO3 có nồng độ từ 300 đến 500 ppm có tác dụng tốt đến năng suất, chất lượng củ và hiệu quả kinh tế của 03 giống sắn thí nghiệm.

So với đối chứng không phun, giống KM 94 năng suất lý thuyết tăng 18,2 - 20,6%, năng suất thực thu tăng 19,5 - 20,2%, năng suất ethanol tăng 23,6 - 26,6%, lãi tăng 4,5 - 4,7 triệu đồng/ha và VCR đạt 13,5 - 13,6; Giống KM 21-12 năng suất lý thuyết tăng 15,9 - 17,2%, năng suất thực thu tăng 15,1 - 18,6%, năng suất ethanol tăng 21,6 - 25,8%, lãi tăng 3,8 - 4,9 triệu đồng/ha và VCR đạt 11,6 - 13,7; Giống KM 444 năng suất lý thuyết tăng 13,6 - 14,5%, năng suất thực thu tăng 18,4 - 19,9%, năng  suất ethanol tăng 24,9 - 25,7%, lãi tăng 4,8 - 5,2 triệu đồng/ha và VCR đạt 14,2 - 14,8.

Bước đầu khuyến cáo phun Na2SO3 nồng độ 300 đến 500 ppm với liều lượng 640 lít/ha cho các giống sắn KM94, KM 21-12 và KM444 trồng tại vùng sinh thái gò đồi Thừa Thiên Huế để tăng năng suất và hiệu quả sản xuất.

lttsuong - Tintuckhoahoc, theo TC KH&CNNN
Trở lại      In      Số lần xem: 393

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD