Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  34077734
Báo cáo ngành hàng mía đường tháng 4/2016

Thị trường đường thế giới biến động tăng trong tháng 4. So với cuối tháng 3, giá đường trắng London kỳ hạn tháng 8 tăng 13,1 USD/tấn lên 453,3 USD/tấn. Giá đường tăng do Brazil đang hạn chế bán ra trong bối cảnh thị trường chính trị của nước này bị xáo trộn.

I. Thị trường thế giới

 

1. Diễn biến giá

 

Thị trường đường thế giới biến động tăng trong tháng 4. So với cuối tháng 3, giá đường trắng London kỳ hạn tháng 8 tăng 13,1 USD/tấn lên 453,3 USD/tấn. Giá đường tăng do Brazil đang hạn chế bán ra trong bối cảnh thị trường chính trị của nước này bị xáo trộn.

 

Bên cạnh đó, theo ngân hàng Rabobank, thị trường mía đường toàn cầu năm nay sẽ bị thiếu khoảng 6,8 triệu tấn đường. Hiện tượng El Nino khiến các nông trại trồng mía của Brazil chịu thiệt hại và các chuyên gia dự đoán sản lượng mía đường trong thời gian tới của nước này sẽ giảm mạnh. Hơn nữa, những nước như Thái Lan, Ấn Độ nằm trong top 5 quốc gia xuất khẩu mía đường hàng đầu thế giới cũng chịu ảnh hưởng của hạn hán nên nguồn cung mía đường cũng giảm theo.

 

Tổ chức Đường thế giới (ISO) dự báo sản lượng đường thế giới trong năm nay sẽ đạt 166,8 triệu tấn, giảm so với mức 171,2 triệu tấn vào năm ngoái. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ đường toàn cầu sẽ tăng 1,75% lên mức 171,9 triệu tấn.

 

 

2. Sản xuất

 

Theo Hiệp hội mía đường Trung Quốc, tính đến cuối tháng 3/2016, sản lượng đường nước này đạt 7,996 triệu tấn, giảm so với mức 9,55 triệu tấn cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng đường mía đạt 7,16 triệu tấn, giảm so với mức 8,81 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng củ cải đường là 839,8 nghìn tấn, tăng so với 737,8 nghìn tấn cùng kỳ năm trước.

 

Về tiêu thụ, tính đến cuối tháng 3/2016, các nhà máy đường Trung Quốc bán ra được 3,22 triệu tấn, giảm so với mức 4,31 triệu tấn cùng kỳ năm trước. Trong đó, lượng đường mía bán ra đạt 2,73 triệu tấn và đường củ cải đạt 491,9 nghìn tấn.

 

II. Thị trường trong nước

 

1. Diễn biến giá

 

Theo báo cáo của Cục Chế biến, tính đến ngày 15/4/2016 đã có 10/39 nhà máy kết thúc vụ SX 2015-2016 (2 nhà máy tạm ngừng sản xuất vụ 2015 – 2016 là Hòa Bình và MK Sugar), các nhà máy đã ép được 11.912.430 tấn mía, sản xuất được 1.126.420 tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép giảm 1.042.170 tấn, lượng đường giảm 130.960 tấn. Lượng đường tồn tại kho các nhà máy đến ngày 15/4/16 là 508.813 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 51.327 tấn. Lượng đường các nhà máy bán ra từ 15/3/16 đến 15/4/16 là 108.821 tấn, thấp hơn cùng kỳ năm trước 62.119 tấn.

 

Giá bán buôn đường kính trắng loại 1 tại nhà máy cao hơn tháng trước không đáng kể, dao động từ 14.000 -15.200 đ/kg (đã bao gồm VAT).

 

Giá mua mía 10 CCS tại ruộng ổn định như tháng trước, cụ thể: Nghệ An: 930,000 đ/T; Cần thơ : 950.000 đ/T. La Ngà 1050.000đ/T.

 

Bắt đầu từ tháng 4, tại tỉnh Gia Lai, Nhà máy đường An Khê sẽ thực hiện bảo hiểm thu mua mía nguyên liệu còn lại của vụ ép 2015 – 2016. Cam kết của Nhà máy đường An Khê là giá thu mua nguyên liệu mía sẽ được bảo hiểm đến cuối vụ ép 2015 – 2016, thấp nhất ở mức 1,2 triệu đ/tấn, tùy theo chất lượng mía. Như vậy, so với đầu vụ, giá mía thu mua đã tăng hơn 200.000 đ/tấn.

 

Giá bảo hiểm trên được áp dụng với mía nguyên liệu còn lại trên đồng thuộc vùng Đông Gia Lai như: An Khê, Kbang, Đăk Pơ và Kông Chro. Được biết, đến thời điểm này, nông dân tại đây đã thu hoạch 85% sản lượng, trong tổng số diện tích gần 26.000 ha mía. Đây cũng là vùng nguyên liệu mía đứng đầu cả nước về diện tích, năng suất, sản lượng.

 

2. Sản xuất

 

Ảnh hưởng của khô hạn, xâm nhập mặn đã khiến cho hàng loạt diện tích mía tại các tỉnh phía Nam bị khô hạn, chết vì mặn. Theo thống kê của Hiệp hội mía đường Việt Nam, khả năng thiếu trầm trọng nguồn nguyên liệu sản xuất sẽ khiến ít nhất 5 nhà máy phải đóng cửa. Cụ thể, vùng nguyên liệu mía huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng có đến trên 6.500ha mía chết trắng vì hạn, mặn. Vùng nguyên liệu mía lớn nhất ĐBSCL là tỉnh Hậu Giang cũng có gần 10.000ha giảm năng suất. Tại Cà Mau, người dân đốn hạ trên 3.800ha mía không thu hoạch để chuyển sang nuôi tôm.

 

Theo Phòng Nông nghiệp & PTNT Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, vụ mía 2015-2016, tổng diện tích mía trồng toàn huyện chỉ đạt 20ha tập trung tại xã Thuận Minh, giảm gần 200ha so với vụ mía 2014-2015. Thống kê từ năm 2011 – 2014, toàn huyện giảm khoảng 700ha mía. Nguyên nhân tổng diện tích mía của huyện giảm mạnh chủ yếu là do sâu bệnh hoành hành, giá mía thu mua đầu vào Nhà máy đường thuộc Công ty TNHH MK Sugar Việt Nam giảm. Bên cạnh đó, các chính sách như: bao tiêu chữ đường, phân lịch đốn chặt, chính sách thu mua mía cháy… chưa được các nhà máy đường chú trọng quan tâm. Trong khi đó, các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí nhân công trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển đều tăng. Do đó, người dân trồng mía bị thua lỗ nặng nên đã chủ động chuyển sang trồng một số loại cây trồng khác với hi vọng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

 

Hồ Như Nguyệt - Nghenong.

Trở lại      In      Số lần xem: 3099

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD