Bệnh chết chậm (vàng lá) |
Bệnh chết chậm (vàng lá) là bệnh làm giảm sự phát triển của cây hồ tiêu. Cây bị bệnh cho thấy các lông hút bị chết ở nhiều mức độ khác nhau; những triệu chứng biểu hiện tại bộ phận ở trên cao của cây quan sát được, sau khi những lông hút bị chết đáng kể |
1. Tổng quan
Tác nhân gây bệnh: Tuyến trùng Radopholus similis Sự phân bố triệu chứng bệnh tại các nước Ấn độ, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a
Bộ phận bị hại: Rễ tiêu
Bệnh chết chậm (vàng lá) là bệnh làm giảm sự phát triển của cây hồ tiêu. Trên cây bị bệnh, các lông hút bị chết ở nhiều mức độ khác nhau, những triệu chứng biểu hiện tại bộ phận ở trên cao của cây quan sát được, sau khi những lông hút bị chết đáng kể. Mặc dù có một số loài tuyến trùng ký sinh thực vật đã được báo cáo trên cây hồ tiêu, Meloidogyne spp. và Radopholus simlis là 2 loài chính gây thiệt hại kinh tế quan trọng nhất và có liên can đến bệnh chết chậm. Thiệt hại do tuyến trùng ký sinh kết hợp với nấm Phytophthora capsici đã được báo cáo ở Ấn độ. Tại In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a, bệnh chết chậm gây ra bởi một trong hai loài tuyến trùng ký sinh (R. similis và M. incognita) kết hợp với Fusarium solani đã được báo cáo. 2. Triệu chứng bệnhTuyến trùng R. similis gây ra những tổn thương trên các lông hút làm hoại tử rễ. Sau đó tấn công sang hệ thống rễ trưởng thành của cây. M. incognita gây bướu rễ hoặc mụn trên hệ thống rễ. Những mụn này được nhìn thấy ở cả trên hệ lông hút mới cũng như trên những rễ đã trưởng thành. Những rễ bị tổn thương do 2 loài tuyến trùng ký sinh, làm suy yếu sự vận chuyển nước và muối khoáng lên trên cây. Sự mất đi hệ thống lông hút dẫn đến các triệu chứng thiếu dinh dưỡng. Rễ tổn thương làm cho lá cây bị vàng, gân lá úa vàng, cháy ở chóp lá và chết ngược dây chính. Không giống bệnh hại do Phytophthora, bệnh chết chậm làm giảm sự sinh trưởng và năng suất của cây, làm cây suy yếu từ từ và cuối cùng dẫn đến chết toàn bộ cây trong một vài năm nên được gọi là bệnh chết chậm. Lông hút bị chết do P. capsici và F. Solani, hoặc tuyến trùng ký sinh, đều cho kết quả giảm kích thước tán cây so với cây khỏe mạnh. Bệnh làm cây suy yếu từ từ và cuối cùng là chết toàn bộ cây. Màu nâu của các mô mạch dẫn được quan sát thấy trong trường hợp nấm Fusarium spp. có mặt.
3. Sự lây lan của bệnhBệnh lây lan chủ yếu qua vật liệu trồng nhiễm bệnh. Nước trong đất, sự tiếp xúc của rễ, qua dụng cụ lao động có mang mầm bệnh. 4. Thời điểm gây hạiBệnh xuất hiện quanh năm nhưng gây hại chủ yếu khi ẩm độ cao. Tuy nhiên, cây bị bệnh biểu hiện tán lá vàng từ tháng 10 trở đi cùng thời điểm với ẩm độ đất giảm. Khi mùa mưa bắt đầu khoảng tháng 5, tháng 6, một vài cây bị bệnh phục hồi và tán lá xanh trở lại. Tuy nhiên, triệu chứng bệnh sẽ lại xuất hiện trong vụ sau, khi hết mùa mưa. Cây hồ tiêu bệnh sẽ dần dần suy yếu và mất năng suất. 5. Nguồn bệnhTác nhân gây bệnh
6. Biện pháp phòng trừBiện pháp phòng trừ tổng hợp tuyến trùng bao gồm: Biện pháp canh tác, giống kháng và tác nhân phòng trừ sinh học và hạn chế sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật. 6.1 Vệ sinh vườn hồ tiêuCây bị bệnh nặng, phục hồi chậm, nên được đem ra khỏi vườn và tiêu hủy. Xử lý hố trồng với Phorate 10 G 15g/hố hoặc Carbofuran 3G 50g/hố; trước khi trồng. Đây là biện pháp làm giảm mật số và sự lây lan của nguồn bệnh. 6.2 Biện pháp canh tácĐể phòng trừ sự gây hại của tuyến trùng trong vườn ươm, chọn chồi tiêu làm cây giống phải từ vườn hồ tiêu không có tuyến trùng. Đất làm vườn ươm nên được xử lý thông qua kỹ thuật phơi đất, điều này sẽ có hiệu quả trong việc làm giảm mật số và giúp sản xuất cây giống sạch bệnh. Vườn hồ tiêu phải thường xuyên đủ bóng mát. Cây trụ sống nào mẫn cảm với tuyến trùng không được dùng cho canh tác hồ tiêu. Bổ sung hữu cơ cho cây qua các dạng phân bón hữu cơ, phế phụ phẩm cây trồng, phân xanh, bánh dầu từ hạt, dịch chiết cây trồng… để cải thiện cấu trúc đất và giúp vi sinh vật có ích phát triển, nhằm hạn chế sự gây hại của tuyến trùng. Bổ sung bánh dầu của cây neem 2 kg/cây, bón 2 lần/năm kết hợp với loại phân bón khuyên cáo, sẽ rất có hiệu quả trong việc hạn chế mật số tuyến trùng M. incognita. 6.3 Biện pháp hóa họcXử lý Phorate 10 G 30g/trụ hoặc Carbofuran 3 G 100 g/trụ lần 1 vào tháng 5, 6 và lần 2 vào tháng 9, 10. Sau khi xử lý Phorate các hố trồng tiêu nên được tưới ướt đẫm với Copper oxychloride 0,2% hoặc Potassium phosphonate 0,3% hoặc Metalaxly 0,125%. Đất trồng nên được cào nhẹ nhàng quanh vùng rễ mà không gây tổn thương đến hệ rễ, và thuốc trừ tuyến trùng nên được tưới đều xung quanh gốc và phủ đất lại sau khi xử lý xong. Nên giữ đất ẩm trong thời gian xử lý thuốc trừ tuyến trùng. Xử lý bệnh ở giai đoạn bệnh mới xuất hiện cho hiệu quả phòng trừ cao. 6.4 Biện pháp phòng trừ sinh họcCác vi sinh vật đất rất đa dạng, chúng hoặc là sinh vật ăn thịt hoặc là sinh vật đối kháng với tuyến trùng ký sinh gây hại cây trồng.Tuyến trùng ký sinh cây trồng mẫn cảm với rất nhiều loại nấm và vi khuẩn. Rất nhiều dòng nấm Trichoderma spp., Paecilomyces lilacinus, Pochonia chlamydosporia, Pseudomonas fluorescens… rất có hiệu quả trong việc phòng trừ tuyến trùng. Bổ sung VAM làm tăng cường sự phát triển của cây trồng do đó hạn chế sự tấn công gây hại của tuyến trùng.
Phơi đất vườm ươm hoặc trộn với Trichoderma spp., Pseudomonas fluorescens, VAM hay Pochonia chlamydosporia để tăng khả năng sinh trưởng của cành giâm.
Trong điều kiện đồng ruộng, bổ sung Trichoderma spp., Pseudomonas fluorescens, Pochonia chlamydosporia đầu mùa mưa (1 hoặc 2 lần 1 năm) kết hợp với phân bón hữu cơ, phân chuồng, bánh dầu neem…
Biện pháp phòng trừ sinh học có thể không có hiệu quả khi tỷ lệ bệnh nặng (> 20%). Thuốc gốc đồng (Bordeau, Copper oxychloride) có hại đối với tác nhân phòng trừ sinh học vì thế áp dụng biện pháp phòng trừ sinh học không nên xử lý thuốc gốc Copper oxychloride. 6.5 Giống khángTheo những tài liệu nước ngoài, giống Pournami là giống hồ tiêu kháng với tuyến trùng M. incognita. Giống Balankotta, Jambi, Hybrid – 10 (Giống lai F1 của Balankotta và Kuching) ít mẫn cảm với tuyến trùng M. incognita. Loài hồ tiêu hoang dại Piper colubrinum và P. aduncum kháng tốt với tuyến trùng M. incognita. Loài hồ tiêu P. colubrinum cũng kháng được tuyến trùng R. similis. |
Trở lại In Số lần xem: 11261 |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|