Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  24
 Số lượt truy cập :  33346478
Bệnh gỉ sắt trên cây lúa mì vẫn là một mối đe dọa đối với sản xuất lương thực toàn cầu

FAO kêu gọi các nước trong “vành đai lúa mì” toàn cầu đẩy mạnh giám sát và phòng chống bệnh gỉ sắt trên cây lúa mì – một căn bệnh do nấm gây ra đặc biệt phát triển mạnh trong thời tiết ẩm ướt. Sản lượng lúa mì có thể bị ảnh hưởng trên khắp khu vực Bắc Phi, Trung Đông, Tây và Nam Á, các khu vực sản xuất hơn 30% sản lượng lúa mì toàn cầu và chiếm gần 40% tổng diện tích đất trồng lúa mì.

FAO kêu gọi các nước trong “vành đai lúa mì” toàn cầu đẩy mạnh giám sát và phòng chống bệnh gỉ sắt trên cây lúa mì – một căn bệnh do nấm gây ra đặc biệt phát triển mạnh trong thời tiết ẩm ướt. Sản lượng lúa mì có thể bị ảnh hưởng trên khắp khu vực Bắc Phi, Trung Đông, Tây và Nam Á, các khu vực sản xuất hơn 30% sản lượng lúa mì toàn cầu và chiếm gần 40% tổng diện tích đất trồng lúa mì.

 

Fazil Dusunceli, cán bộ nông nghiệp thuộc Cơ quan Bảo vệ thực vật của FAO cho biết: “Cách tiếp cận lý tưởng để ngăn chặn bệnh gỉ sắt trên cây lúa mì là trồng các giống có khả năng chống bệnh gỉ sắt. Điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh. Trong trường hợp dịch bệnh xảy ra đột ngột, việc dùng thuốc dạng xịt có thể giúp giảm thiểu những tác động của căn bệnh này tuy nhiên bệnh phải được phát hiện sớm”.

Các vệt vàng, đen hoặc nâu sẽ hình thành trên lá và thân cây lúa mì, nơi có hàng triệu bào tử gây bệnh. Những bào tử này lây nhiễm sang các tế bào thực vật, ngăn cản quá trình quang hợp và giảm khả năng sản xuất hạt của cây trồng.

Dusunceli nhấn mạnh việc theo dõi và giám sát bệnh gỉ sắt cần được tăng cường đặc biệt là ở các nước Đông Phi là Ethiopia và Kenya. Nếu bệnh gỉ sắt tấn công vào các giống mẫn cảm ở giai đoạn đầu, gần như toàn bộ vụ mùa lúa mì có thể bị mất trắng.

Theo báo cáo của Trung tâm Cải tiến các giống lúa mì và ngô quốc tế và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp tại các vùng đất khô cằn, bệnh gỉ sắt đã gây tổn hại trên các giống mẫn cảm ở một số vùng của Afghanistan, Azerbaijan, Ấn Độ, Iran, Irắc, Ma-rốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Uzbekistan. Tuy nhiên, dịch bệnh đã không bùng phát trên diện rộng như trong năm 2010, một phần nhờ vào việc trồng các giống kháng bệnh, kiểm soát việc sử dụng hóa chất và điều kiện thời tiết ấm lên.

Tuy nhiên, tại một số khu vực, dịch bệnh phát triển mạnh khiến nông dân buộc phải sử dụng các loại thuốc diệt nấm. Ở Pakistan, cả ba loại bệnh gỉ sắt đều xuất hiện trên các cánh đồng lúa mì, nhưng những ảnh hưởng của bệnh gỉ sắt vàng là rõ rệt nhất, bệnh này xuất hiện trên 53% các cánh đồng lúa mì được khảo sát. Tại Afghanistan, bệnh gỉ sắt vàng xuất hiện tại các khu vực Đông, Bắc và Đông Bắc nước này vào cuối tháng Ba. Tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng tăng cho đến tuần cuối cùng của tháng Tư, nhưng thời tiết ấm hơn dự kiến sẽ hạn chế việc lây lan bệnh. Tại Ma-rốc, bệnh gỉ sắt xuất hiện ở 40% các cánh đồng được khảo sát với mức độ nghiêm trọng tăng 50% hoặc nhiều hơn.

LHV - Mard, theo phys.org.
Trở lại      In      Số lần xem: 1855

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD