Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33333713
Biến dị di truyền tính kháng bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae Cavara) trong bộ giống lúa Nhật Bản (Oryza sativa L.), được xác định như bộ giống chuẩn nòi.

Tập đoàn giống lúa Nhật Bản bao gồm 324 mẫu giống, bao gồm mẫu giống bản địa, giống cải tiến,  và các loại hình lúa cỏ đã được sử dụng để (1) nghiên cứu biến dị di truyền về tính kháng bệnh đạo ôn nhằm tiêu chuẩn hóa các mẫu phân lập khác nhau, và (2) thông qua genome cây lúa, người ta khai thác các dữ liệu đa hình của 64 SSR markers.

Kawasaki-Tanaka A, Fukuta Y

Breed Sci. 2014 Jun;64(2):183-92. doi: 10.1270/jsbbs.64.183. Epub 2014 Jun 1.

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24987305

 

Tóm tắt

 

Tập đoàn giống lúa Nhật Bản bao gồm 324 mẫu giống, bao gồm mẫu giống bản địa, giống cải tiến,  và các loại hình lúa cỏ đã được sử dụng để (1) nghiên cứu biến dị di truyền về tính kháng bệnh đạo ôn nhằm tiêu chuẩn hóa các mẫu phân lập khác nhau, và (2) thông qua genome cây lúa, người ta khai thác các dữ liệu đa hình của 64 SSR markers. Từ dữ liệu đa hình ấy, các mẫu giống thử nghiệm được chia ra thành hai clusters di truyền khác nhau. Các mẫu giống lúa thuộc loại hình lúa nước, có chủ động tưới,  chủ yếu nằm trong cluster I, và mẫu giống lúa cạn + loại hình indica chủ yếu được xếp trong cluster II. Các mẫu giống này được xếp thành 3 nhóm phụ có tính kháng bệnh đạo ôn; A2, B1 và B2, trên cơ sở phản ứng với các mẫu nấm bệnh đạo ôn đã được phân lập rồi. Các mẫu giống lúa thuộc cluster A2 được giả định có ít nhất hai gen kháng PishPik-s, trong khi đó, cluster di truyền B1 có nhiều tổ hợp rất đa dạng về tính kháng bởi gen Pish, Pia, Pii, Pi3, Pi5(t),  và Pik. Các mẫu giống nằm tring cluster B2 kháng được với hầu hết những isolates ấy. Nhiều mẫu giống của cluster II có gen Pish, Pia, Pii, Pi3, Pi5(t), chắc chắn có gen Pik, Piz Pita cũng như những gen khác chưa được biết. Tần suất các mẫu giống thuộc B1 có nguồn gốc ở Hokkaido, và những mẫu giống của B2 có nguồn gốc ở Kanto và Tohoku có giá trị thương phẩm cao hơn các vùng trồng lúa khác.

 

GS. Bùi Chí Bửu lược dịch.

Hình 2. Tần suất gen kháng trong các mẫu giống lúa và những giống chuẩn nòi (differential varieties) đối với các mẫu phân lập nấm bệnh gây đạo ôn của Nhật Bản và Philippines. Kết quả nhân nhóm bằng phương pháp “Ward’s hierarchical clustering” từ 350 mẫu giống lúa, bao gốm 25 mẫu giống chuẩn kháng (differential varieties) với một đối chứng nhiễm, LTH, được hoàn thiện trên cơ sở phản ứng kháng đối với 16 mẫu phân lập của nấm bệnh đạo ôn  thu thập từ Nhật Bản và Philippines. Tổng số có 11 mẫu phân lập nấm bệnh đạo ôn của Nhật Bản (Hayashi 2005), tên gọi là 1 (Ken53-33), 2 (Sasamori121), 3 (P-2b), 4 (Kyu92-22), 5 (GFOS8-1-1), 6 (Mu183), 7 (TH68-140), 8 (Mu95), 9 (H05-72-1), 10 (93-406(B)), 11 (H07-76-1). Năm mẫu phân lập của Philippines (Telebanco-Yanoria et al.2008a), có thuật ngữ là 12 (M64-1-4-9-1), 13 (V86010), 14 (BN111), 15 (V850196), và 16 (IK81-25) đã được sử dụng. Mức độ lây nhiễm của các mẫu phân lập bệnh đạo ôn trên các mẫu giống lúa được đánh giá theo thang điểm 0 đến 5, trong đó 0 là kháng và 5 là nhiễm, theo phương pháp của Hayashi  và Fukuta (2009).

Trở lại      In      Số lần xem: 1428

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD