Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  67
 Số lượt truy cập :  34077138
Biến đổi khí hậu đe dọa sản xuất nông nghiệp

Biến đổi khí hậu dự kiến trong thập kỷ tới có thể khiến sản lượng lương thực ở một vùng nông nghiệp trọng điểm của Brazil giảm tới 13%. Đây là kết quả nghiên cứu của Avery Cohn tại Trường Fletcher. Những thay đổi về lượng mưa và nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến sự phong phú của cây trồng mà còn cả thời gian sống của cây. Cohn và một nhóm nghiên cứu tại Đại học Brown tập trung vào khu vực Mato Grosso, một bang ở Brazil nơi cung cấp 10% đậu tương của thế giới.

Biến đổi khí hậu dự kiến trong thập kỷ tới có thể khiến sản lượng lương thực ở một vùng nông nghiệp trọng điểm của Brazil giảm tới 13%. Đây là kết quả nghiên cứu của Avery Cohn tại Trường Fletcher.

 

Những thay đổi về lượng mưa và nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến sự phong phú của cây trồng mà còn cả thời gian sống của cây. Cohn và một nhóm nghiên cứu tại Đại học Brown tập trung vào khu vực Mato Grosso, một bang ở Brazil nơi cung cấp 10% đậu tương của thế giới. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Climate Change cho thấy sự gia tăng nhiệt độ 1 độ C ở Mato Grosso sẽ dẫn đến giảm 9-13% sản lượng đậu tương và ngô. Hầu hết sự giảm đó sẽ là do sự kết hợp của tình trạng mất mùa và các quyết định của nông dân về việc gieo trồng cây ít hơn, chứ không phải là do năng suất thấp hơn.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng điều kiện nóng và ẩm ướt có liên quan với những tổn thất lớn nhất của mùa vụ và điều kiện khô mát mang lại những lợi ích lớn nhất. Họ đã sử dụng dữ liệu vệ tinh giai đoạn 2002-2010 để theo dõi việc sử dụng đất và so sánh sự thay đổi dữ liệu khí hậu.

Nông dân ở Mato Grosso có thể trồng vụ thứ hai thường là ngô sau khi thu hoạch mùa vụ chính là đậu tương. Để thành công, vụ đầu tiên cần phải được trồng đúng thời gian, nhưng mùa mưa đến muộn có thể làm chậm kế hoạch này. Sau đó, vụ đầu tiên cần phải được thu hoạch và vụ thứ hai phải được gieo trồng ở giai đoạn cao điểm của mùa mưa. Nếu có quá nhiều mưa, thật khó để tiến hành thu hoạch vụ đầu tiên hoặc tiến hành trồng vụ thứ hai hoặc cả hai.

Nếu vụ đầu tiên được gieo trồng không đúng thời điểm, người nông dân có thể chọn không trồng vụ thứ hai vì họ lo ngại bị mất mùa. Cohn nói. “Những người nông dân có thể cần hỗ trợ cho việc ra quyết định thông qua công tác dự báo thời tiết tốt hơn và hướng dẫn thực hành quản lý tốt hơn”.

Trong nghiên cứu hiện tại của mình, Cohn đang điều tra xem liệu việc đa dạng sản xuất nông nghiệp trong đó có việc trồng nhiều loại cây trồng trên một trang trại hoặc duy trì sự kết hợp vật nuôi và cây trồng có giúp người nông dân vững vàng hơn khi đối mặt với biến đổi khí hậu. Ông sử dụng thông tin vệ tinh, dữ liệu khí hậu và các thông tin về lựa chọn quản lý để xác định xem một số nhà sản xuất nông nghiệp có đang hoạt động tốt hơn không và tại sao. Việc tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi như vậy có thể giúp hướng dẫn các chính sách nông nghiệp và đảm bảo một nguồn cung lương thực ổn định hơn, mà quan trọng là không chỉ để đáp ứng nhu cầu cho dân số ngày càng tăng của thế giới mà còn để duy trì sự ổn định kinh tế và chính trị.

Ông nói: “Biến đổi khí hậu là không thể tránh khỏi. Vì vậy, chúng tôi đang tìm hiểu kỹ hơn các hệ thống nông nghiệp dễ bị tổn thương như thế nào và các biện pháp khắc phục là gì?”.

Nguyễn Minh Thu - Mard, theo phys.org
Trở lại      In      Số lần xem: 953

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD