Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33347600
Biến đổi khí hậu hiện nay chưa từng có trong 100 triệu năm qua?

Theo phương pháp được cộng đồng khoa học sử dụng rộng rãi, nhiệt độ ở dưới sâu đại dương và nhiệt độ của bề mặt đại dương ở cực cách đây 100 triệu năm trước cao hơn khoảng 15 độ so với hiện tại. Tuy nhiên, cách tiếp cận này hiện đang bị thách thức: nhiệt độ đại dương trên thực tế có thể vẫn tương đối ổn định trong suốt giai đoạn này, gây ra những lo ngại nghiêm trọng về mức độ biến đổi khí hậu hiện nay.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một lỗ hổng trong cách ước tính nhiệt độ đại dương cho đến nay. Phát hiện của họ có thể có nghĩa là giai đoạn biến đổi khí hậu hiện tại chưa từng có trong 100 triệu năm qua.
 
​ climate.jpg
Các nhà nghiên cứu cho biết, giai đoạn biến đổi khí hậu hiện tại có thể là chưa từng có trong suốt 100 triệu năm qua. Ảnh: © Alekss / Fotolia

Theo phương pháp được cộng đồng khoa học sử dụng rộng rãi, nhiệt độ ở dưới sâu đại dương và nhiệt độ của bề mặt đại dương ở cực cách đây 100 triệu năm trước cao hơn khoảng 15 độ so với hiện tại. Tuy nhiên, cách tiếp cận này hiện đang bị thách thức: nhiệt độ đại dương trên thực tế có thể vẫn tương đối ổn định trong suốt giai đoạn này, gây ra những lo ngại nghiêm trọng về mức độ biến đổi khí hậu hiện nay. Đây là những kết luận của một nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà nghiên cứu Pháp thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), Đại học Sorbonne và Đại học Strasbourg, và các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ đến từ Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sỹ ở Lausanne (EPFL) và Đại học Lausanne.

Anders Meibom, Trưởng Phòng thí nghiệm Địa chất Sinh học tại EPFL và giáo sư tại Đại học Lausanne cho biết: “Nếu chúng tôi đúng thì nghiên cứu của chúng tôi sẽ thách thức hàng hập kỷ nghiên cứu về cổ khí hậu. Đại dương bao phủ 70% hành tinh của chúng ta, đóng vai trò quan trọng trong khí hậu Trái đất. Biết mức độ nhiệt độ của đại dương thay đổi theo thời gian địa chất ra sao là điều tối quan trọng nếu chúng ta muốn hiểu rõ hơn về cách đại dương hoạt động và dự đoán hậu quả của biến đổi khí hậu hiện nay chính xác hơn".

Phương pháp luận hiện tại có thể thiếu sót như thế nào? Các tác giả của nghiên cứu tin rằng ảnh hưởng của các quá trình nhất định đã bị bỏ qua. Trong hơn 50 năm, cộng đồng khoa học dựa trên ước tính của họ về những gì họ biết được từ hóa thạch của các sinh vật biển tí hon tìm thấy trong lõi trầm tích lấy từ đáy đại dương. Sự thay đổi nhiệt độ của đại dương theo thời gian được tính toán dựa trên hàm lượng oxy-18 của các test hóa thạch tìm thấy trong trầm tích. Các hóa thạch này hình thanh nên các vỏ đá vôi. Theo các số đo này, nhiệt độ đại dương đã giảm xuống 15 độ trong 100 triệu năm qua.

Tuy nhiên, tất cả những ước tính này dựa trên nguyên tắc rằng hàm lượng oxy-18 trong các test hóa thạch không đổi trong thời gian các  hóa thạch bị giữ trong trầm tích. Thật vậy, cho đến nay, chưa thấy có gì khác, cụ thể là: chưa có thay đổi nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường hoặc dưới kính hiển vi. Để kiểm tra giả thuyết của mình, các tác giả của nghiên cứu gần đây nhất đã cho những sinh vật nhỏ bé này tiếp xúc với hiệt độ cao trong nước biển nhân tạo chỉ chứa oxy-18. Sử dụng máy đo quang phổ khối ion NanoSIMS - một dụng cụ dùng để phân tích các hóa chất quy mô nhỏ - họ uan sát thấy sự kết hợp oxy-18 trong các lớp vỏ đá vôi. Các kết quả cho thấy mức độ oxy-18 trong các test hóa thạch  thực sự có thể thay đổi mà không để lại dấu vết hữu hình, do đó thách thức độ tin cậy của việc sử dụng chúng làm nhiệt kế cho đại dương: "Thứ dường như là hóa thạch được bảo quản hoàn hảo trong thực tế là không. Điều này có nghĩa là các ước tính nhiệt độ thời xưa tạo ra cho đến nay là không chính xác", Sylvain Bernard, một nhà nghiên cứu tại CNRS ở Paris, và tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Đối với nhóm các nhà nghiên cứu ở Pháp và Thụy Sĩ, thay vì cho thấy nhiệt độ đại dương giảm dần dần trong 100 triệu năm qua, thì các phép đo này chỉ phản ánh sự thay đổi hàm lượng oxy-18 trong các test hóa thạch. Và sự thay đổi này dường như là kết quả của một quá trình được gọi là cân bằng lại: trong quá trình lắng đọng, nhiệt độ tăng từ 20 đến 30°C, làm cho các test hóa thạch cân bằng lại với nước xung quanh. Trong quá trình khoảng mười triệu năm, quá trình này có một tác động đáng kể đến các ước tính nhiệt độ cổ  xưa, đặc biệt là những ước tính dựa trên hóa thạch sống trong nước lạnh. Mô phỏng máy tính do các nhà nghiên cứu tiến hành cho thấy nhiệt độ cổ đại ở dưới sâu đại dương và ở bề mặt đại dương ở cực đã bị đánh giá quá cao.

Thanh Vân - Dostdongnai, theo ScienceDaily.

Trở lại      In      Số lần xem: 611

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD