Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  73
 Số lượt truy cập :  34077847
Biến đổi khí hậu khiến các khu rừng nhiệt đới có xu hướng di chuyển về phía bắc

Các khu rừng ngập mặn đã mở rộng đáng kể dọc theo bờ biển Đại Tây Dương của bang Florida do tần số xuất hiện băng giá đã giảm. Đây là kết quả của một nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu vệ tinh thu được trong vòng 28 năm qua. Nghiên cứu này do trường Đại học Maryland và Trung tâm Nghiên cứu môi trường Smithsonian ở Edgewater, Maryland thực hiện, được công bố trực tuyến ngày 30 tháng 12 trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học.

Các khu rừng ngập mặn đã mở rộng đáng kể dọc theo bờ biển Đại Tây Dương của bang Florida do tần số xuất hiện băng giá đã giảm. Đây là kết quả của một nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu vệ tinh thu được trong vòng 28 năm qua. Nghiên cứu này do trường Đại học Maryland và Trung tâm Nghiên cứu môi trường Smithsonian ở Edgewater, Maryland thực hiện, được công bố trực tuyến ngày 30 tháng 12 trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học.

 

Từ năm 1984 đến năm 2011, khu vực bờ biển Đại Tây Dương của bang Florida tính từ khu vực phía bắc Miami có thêm hơn 3.000 mẫu Anh ( 1.240 ha) rừng ngập mặn. Sự gia tăng diện tích rừng ngập mặn ghi nhận ở phía bắc của hạt Palm Beach. Tại khu vực giữa bờ biển quốc gia Cape Canaveral và Saint Augustine, diện tích rừng ngập mặn đã tăng gấp đôi. Trong khi đó, so sánh thời điểm tiến hành cuộc nghiên cứu năm năm đầu tiên và năm năm cuối, gần bãi biển Daytona, số ngày có nhiệt độ giảm xuống dưới 28,4 độ F (-4 độ C) đều giảm đi 1,4 ngày mỗi năm. Số lượng các ngày băng giá ở miền nam Florida là không thay đổi.


Hiện tượng rừng ngập mặn có xu hướng di chuyển về phía bắc St Augustine, Florida là một ví dụ nổi bật về một trong những tác động của biến đổi khí hậu trong tự nhiên. Tác giả của nghiên cứu cho biết: “Nhiệt độ tăng dẫn đến mô hình mới của thời tiết khắc nghiệt, do đó gây ra những thay đổi lớn trong cộng đồng thực vật”.


Không giống như nhiều nghiên cứu tập trung vào những thay đổi của nhiệt độ trung bình, nghiên cứu này cho thấy rằng những thay đổi trong tần số xảy ra các hiện tượng thời tiết nghiêm trọng có thể tạo nên những thay đổi cảnh quan trên mặt đất.


Giáo sư Daniel S. Gruner, một đồng tác giả của nghiên cứu thuộc Đại học Maryland cho biết: “Rừng ngập mặn đang xâm lấn cả đầm lầy nước mặn. Đây là một trong những tác động của biến đổi khí hậu được các nhà khoa học dự đoán từ trước đó là hệ sinh thái này thay thế hệ sinh thái khác”.


Rừng ngập mặn phát triển tại các vùng biển ven bờ cạn và tĩnh tại các khu vực nhiệt đới. Cả các khu rừng ngập mặn và các khu đầm nước mặn đều cung cấp môi trường sống quan trọng cho động vật hoang dã, trong đó có các loài quý hiếm và các loài thủy sản có giá trị thương mại. Một số loài động vật sử dụng cả hai loại môi trường sống này. Cả hai đều cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái có giá trị, làm vùng đệm lũ lụt và lưu trữ các-bon. Cả hai loại hình sinh thái này đều đang suy giảm trên toàn nước Mỹ và trên toàn cầu. Rừng ngập mặn bị chặt phá để sản xuất than củi, nuôi trồng thủy sản và phục vụ cho đô thị hóa hoặc bị mất cho các dự án thoát nước. Các đầm lầy nước mặn đang bị đe dọa bởi hệ thống thoát nước, nước thải bị ô nhiễm và nước biển dâng.


Các nhà tự nhiên học bang Florida nhận thấy rằng, rừng ngập mặn hiện nay đang phát triển ở những nơi trước đây là quá lạnh cho cây rừng nhiệt đới. Các hình ảnh thu được từ vệ tinh số 5, một vệ tinh đưa ra bởi NASA và USGS vào năm 1984 để theo dõi những thay đổi về độ che phủ Trái đất. Hình thức này nhanh chóng trở thành một tiêu chuẩn vàng để kiểm tra những tác động của biến đổi khí hậu. Các hình ảnh vệ tinh cho thấy sự mở rộng của rừng ngập mặn vào khu vực địa hình trước đây là nơi sinh sống của thực vật thuộc đầm lầy nước mặn. Cavanaugh và Gruner cho biết xu hướng tương tự đang diễn ra trên bờ biển vùng Vịnh của Florida.


Nhiệt độ trung bình mùa đông đã tăng ở 7 trong số 8 trạm thời tiết ven biển trong khu vực nghiên cứu. Nhưng nếu sự nóng lên toàn cầu có lợi cho rừng ngập mặn, diện tích các khu rừng ngập mặn đã tăng lên trên khắp Florida chứ không chỉ ở phía bắc. Số ngày đông lạnh ít hơn ở phía bắc chính là nguyên nhân của tình trạng này.


Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu các tác động trên côn trùng và các loài chim ven biển để nghiên cứu xem sự thay đổi liệu có ảnh hưởng đến khả năng lưu trữ các-bon của các hệ sinh thái ven biển và liệu số lượng các loài cá nhỏ và các động vật có vỏ có giá trị thương mại còn dồi dào trong các quần xã thực vật thay đổi hay không.


Nhà nghiên cứu Cavanaugh đang tìm kiếm hình ảnh từ vệ tinh Landsat 5 ở các khu vực Mexico, Peru, Brazil, Australia và New Zealand để xem rừng ngập mặn có đang mở rộng ở những nơi khác hay không.
 

Nguyễn Minh Thu – Mard, theo phys.org.

Trở lại      In      Số lần xem: 1347

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD