Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  8
 Số lượt truy cập :  33458830
Biến đổi khí hậu làm tăng độc tố trong thực phẩm

Do phải vật lộn để tồn tại trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên một số cây lương thực có thể sản sinh ra nhiều độc tố có hại cho người và vật nuôi. Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), hạn hán và nhiệt độ cao gây ra sự tích tụ của các thành phần độc hại tiềm ẩn trong cây trồng - tương tự khi con người bị stress.

Do phải vật lộn để tồn tại trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên một số cây lương thực có thể sản sinh ra nhiều độc tố có hại cho người và vật nuôi.

 

Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), hạn hán và nhiệt độ cao gây ra sự tích tụ của các thành phần độc hại tiềm ẩn trong cây trồng - tương tự khi con người bị stress.

 

Báo cáo nhận định và đề xuất các giải pháp cho các vấn đề đang nổi lên trong bối cảnh biến đổi khí hậu, trong đó bao gồm độc tính theo mùa vụ, các bệnh lây từ động vật và ô nhiễm do nhựa công nghiệp gây ra.

 

bien doi khi hau lam tang doc to trong thuc pham
Cây lương thực đang chịu ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu (Nguồn: Tech Times)

 

Theo báo cáo trên, lúa mì, lúa mạch, ngô và kê là những loại cây trồng dễ tích lũy nitrat, do hậu quả của hạn hán kéo dài. Ở động vật, ngộ độc nitrate cấp tính có thể gây sẩy thai, ngạt thở và thậm chí tử vong. Nó cũng có thể hủy hoại cuộc sống và sinh kế của nông dân và người chăn nuôi.

 

Mưa lớn sau một đợt hạn hán kéo dài cũng có thể dẫn đến sự tích tụ của hydrogen cyanide hoặc axit prussic trong hạt ngô, lúa, táo, anh đào và một số loài cây trồng khác.

 

Độc tố vi nấm aflatoxin cũng có thể được sản sinh trong quá trình các cây ngũ cốc chống chọi với biến đổi khí hậu. Loại nấm này gây bệnh ung thư ở người và cản trở sự phát triển của thai nhi.

 

Bà Jacqueline McGlade, nhà khoa học của UNEP cho biết, khoảng 4,5 tỷ người ở các nước đang phát triển phải tiếp xúc với aflatoxin mỗi năm, mặc dù con số thực tế có thể cao hơn.

 

“Theo một nghiên cứu gần đây, các độc tố aflatoxin cũng được coi như một mối đe dọa an toàn thực phẩm của châu Âu, đặc biệt là trong bối cảnh nhiệt độ toàn cầu đang tăng dần lên” – bà McGlade cho biết.

 

Trung Hiếu - TGVN, theo TechTimes.

Trở lại      In      Số lần xem: 834

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD