Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33343667
Biến đổi khí hậu trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến thực vật và đất

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học châu Âu đã cho thấy sự mất đi các-bon trong đất nhạy cảm hơn đối với biến đổi khí hậu so với các-bon hấp thu bởi thực vật. Ở những nơi khô ráo hơn, sự mất đi các-bon đất giảm xuống, song lại tăng lên ở những nơi ẩm ướt hơn. Điều này có thể tạo ra một phản ứng tích cực đến khí quyển dẫn tới sự gia tăng nồng độ CO2 khí quyển. Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu từ 7 cuộc thí nghiệm biến đổi khí hậu được thực hiện ở châu Âu cho thấy sinh khối vùng đất có nhiều cây bụi và mất các-bon đất bị ảnh hưởng bởi hạn hán trong mùa hè và ấm lên quanh năm.

Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học châu Âu đã cho thấy sự mất đi các-bon trong đất nhạy cảm hơn đối với biến đổi khí hậu so với các-bon hấp thu bởi thực vật. Ở những nơi khô ráo hơn, sự mất đi các-bon đất giảm xuống, song lại tăng lên ở những nơi ẩm ướt hơn. Điều này có thể tạo ra một phản ứng tích cực đến khí quyển dẫn tới sự gia tăng nồng độ CO2 khí quyển.

 

Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu từ 7 cuộc thí nghiệm biến đổi khí hậu được thực hiện ở châu Âu cho thấy sinh khối vùng đất có nhiều cây bụi và mất các-bon đất bị ảnh hưởng bởi hạn hán trong mùa hè và ấm lên quanh năm.

Các tác giả nghiên cứu cho biết, mất các-bon đất phản ứng mạnh nhất với sự thay đổi lượng nước trong đất. Nước trong đất đóng một vai trò quan trọng ở vùng đất ẩm ướt nơi mà việc khai thác nước hạn chế quá trình phân hủy bởi các sinh vật trong đất dẫn đến sự tích tụ các-bon đất như than bùn. Việc làm khô đất loại bỏ hạn chế này dẫn đến mất các-bon đất. Trái lại ở vùng đất khô, lượng mưa giảm làm giảm nước trong đất dưới mức tối ưu cho sinh khối đất, dẫn đến giảm tỉ lệ mất các-bon đất.

Phần lớn các-bon trên bề mặt trái đất được giữ trong đất. Dự trữ các-bon đất của Thái Lan ước tính khoảng 2000 giga tấn các-bon (1 giga tấn = 1 000 000 000 000 kg). Các nhà nghiên cứu cho thấy hạn hán giảm và các-bon đất tăng có thể dự báo tốt hơn nóng lên toàn cầu.

Dữ liệu được cung cấp từ thí nghiệm mô phỏng biến đổi khí hậu của Trung tâm Sinh thái và Thủy văn có trụ sở tại Anh (CEH), được tiến hành trong 18 năm ở rừng Cloceanog, một vùng đất thuộc vùng cao ở xứ Welsh với lớp than bùn do nước đọng theo mùa. Tại hiện trường, gia tăng nhiệt độ và hạn hán đã được áp đặt lên thảm thực vật để nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đối với các quy trình hệ sinh thái khác nhau.

Báo cáo mới trên Scientific Reports xem xét các phản ứng của thực vật và đất đối với hạn hán và sự nóng lên chỉ đối với các vùng cây bụi ở châu Âu. Có một số sinh vật khác trên thế giới, nơi sự phản ứng của cây trồng và đất đai đối với sự thay đổi khí hậu có thể khác nhau.

Việc hiểu được phản ứng của thực vật và đất ở các sinh cảnh khác sẽ giúp hiểu rõ hơn về biến đổi khí hậu và những ảnh hưởng đối với sự tương tác giữa thực vật và đất đai và những phản hồi đối với khí hậu.
 
M.H - Mard, theo EurekAlert.
Trở lại      In      Số lần xem: 771

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD