Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33343533
Biện pháp giảm thiểu hút thu Catmi trong lúa, bắp và đậu xanh trồng trên đất phù sa An Phú – An Giang

Nghiên cứu do các tác giả: Nguyễn Văn Chương – Nghiên cứu sinh Đại học Cần Thơ, Ngô Ngọc Hưng – Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm tìm biện pháp giảm thiểu hút thu Catmi trong lúa, bắp và đậu xanh trồng trên đất phù sa An Phú – An Giang.

Nghiên cứu do các tác giả: Nguyễn Văn Chương – Nghiên cứu sinh Đại học Cần Thơ, Ngô Ngọc Hưng – Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm tìm biện pháp giảm thiểu hút thu Catmi trong lúa, bắp và đậu xanh trồng trên đất phù sa An Phú – An Giang.

 

Nông dân huyện An Phú (An Giang) thu hoạch lúa. (Ảnh: Sưu tầm)

 

Catmi (Cd) hiện diện nhiều trong đá phốt phát, nguồn nguyên liệu chính để sản xuất phân lân, nên đa số phân phốt phát được sử dụng trong trồng trọt chứa nhiều Cd. Việc sử dụng các loại phân phốt phát là nguyên nhân cơ bản làm tăng hàm lượng Cd trong đất nông nghiệp (Williams và David, 1976; Mc Laughlin et al., 2000). Tích lũy Cd cao trong môi trường sẽ trở nên độc cho cây trồng và sinh vật (Ashton và Laura, 1992).

Các kết quả nghiên cứu mẫu đất trước đây ở vùng An Phú cho thấy hàm lượng Cd trong đất vượt ngưỡng cho phép gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn thế giới. Các thí nghiệm được thực hiện trong đề tài này nhằm đạt các mục tiêu cụ thể như sau: Đánh giá thực trạng hàm lượng Cd trong môi trường đất trồng trọt tại huyện An Phú tỉnh An Giang; đánh giá ảnh hưởng của nguồn nước tưới, biện pháp tưới và bón vôi lên sự hấp thu và tích lũy Cd trong bắp, lúa và đậu xanh.

Tất cả các mẫu đất trồng lúa, bắp và đậu xanh trong đê có hàm lượng Cd cao hơn ngoài đê từ 1,5 đến 2 lần. Đất trồng bắp, lúa và đậu xanh trong đê cũng như ngoài đê có hàm lượng Cd trung bình, dao động từ 31,7 đến 141 µg/kg cho đất lúa, đất đậu xanh và đất bắp.

Kết quả thí nghiệm ngoài đồng bố trí trên ruộng nhiễm Cd cho thấy hàm lượng Cd trong hạt của cây lúa, bắp và đậu xanh tưới nước giếng khoan luôn cao hơn 46,3% so với tưới nước bằng sông. Đối với cây lúa, tưới khô ngập luân phiên (AWD) làm giảm lượng Cd trong hạt lúa so với lúa ngập liên tục (CF) là 30,1%. Hàm lượng Cd trung bình trong thân và hạt của lúa, bắp và đậu xanh ở nghiệm thức bón vôi (5 tấn/ha) đều thấp hơn hàm lượng Cd trong thân và hạt của lúa, bắp và đậu xanh so với nghiệm thức không bón vôi. Lượng vôi bón 5 tấn/ha giảm rõ rệt hàm lượng Cd trong hạt lúa, bắp và đậu xanh, tương ứng 48,4%, 43,6%, 40,6% so với không bón vôi.

lntrang - Canthostnews, theo TC Nông nghiệp và PTNT.

Trở lại      In      Số lần xem: 2570

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD