Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  70
 Số lượt truy cập :  34089020
Bước đột phá trong nghiên cứu về các bào tử gây bệnh bạc lá khoai tây

Các nhà khoa học đã thực hiện một bước đột phá trong việc tìm hiểu các bào tử vi khuẩn gây bệnh bạc lá khoai tây như thế nào. Các bào tử Phyophthora infestans đã liên kết với nhau trong môi trường nước, điều này làm tăng khả năng lây lan bệnh. Phyophthora infestans là một tác nhân gây bệnh với mức độ phá hủy cao, gây thiệt hại tới 3 tỷ USD mỗi năm. Bệnh lây truyền qua nước thông qua các bào tử nhỏ. Nhưng cơ chế mà các bào tử kết hợp lại để tấn công cây trồng vẫn chưa được biết rõ.

Các nhà khoa học đã thực hiện một bước đột phá trong việc tìm hiểu các bào tử vi khuẩn gây bệnh bạc lá khoai tây như thế nào. Các bào tử Phyophthora infestans đã liên kết với nhau trong môi trường nước, điều này làm tăng khả năng lây lan bệnh.

 

Phyophthora infestans là một tác nhân gây bệnh với mức độ phá hủy cao, gây thiệt hại tới 3 tỷ USD mỗi năm. Bệnh lây truyền qua nước thông qua các bào tử nhỏ. Nhưng cơ chế mà các bào tử kết hợp lại để tấn công cây trồng vẫn chưa được biết rõ.

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Royal Society Interface, lần đầu tiên các nhà khoa học chỉ ra các bào tử sử dụng hai cơ chế để tập hợp đủ các bào tử đe dọa cây trồng và hai cơ chế này xảy ra trong hai khoảng thời gian khác nhau.

Tiến sĩ Fordyce Davidson thuộc Đại học Dundee giải thích: “Nếu một bào tử xuất hiện trên một chiếc lá khoai tây, nó có thể sẽ không giết chết cây đó, nhưng bào tử này thu hút các bào tử khác và khi có một số lượng bào tử lớn, áp lực lây lan bệnh đủ lớn để tác nhân gây bệnh có thể xâm nhập được vào cây và giết chết nó”.

Davidson hy vọng rằng khi họ hiểu được cơ chế bệnh xâm nhập vào cây trồng, các nhà nghiên cứu sẽ tìm ra các phương pháp điều trị để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này. Nhóm nghiên cứu đặt hàng triệu bào tử vào đĩa và theo dõi các mô hình chúng tạo thành. Những mẫu đầu đã được hình thành bởi sinh học đối lưu. Hai cơ chế - sinh học đối lưu và cảm biến hóa học chính là các cơ chế của các bào tử. Nghiên cứu mới này cho thấy rằng hai cơ chế này đều quan trọng đối với quá trình tập hợp, nhưng mỗi cơ chế thực hiện vai trò khác nhau và diễn ra trong khoảng thời gian khác nhau.

Các nhà nghiên cứu giải thích: Sinh học đối lưu là một loại mô hình bơi do các bào tử hiển thị. Nếu lấy một tế bào nhỏ trông giống như một hạt cà phê có đáy lớn hơn thì ta sẽ thấy các bào tử bơi lên dưới tác động của lực hấp dẫn. Quá trình này diễn ra rất nhanh chóng với thời gian tính bằng phút, thiết lập luồng đối lưu là những cấu trúc trong chất lỏng đẩy các tế bào lên trên cùng nơi chúng có thể liên kết lại với nhau.
Cơ chế hóa học cảm biến sẽ xảy ra với thời gian tính bằng ngày. Khi có rất nhiều những luồng trong một giọt nước được hình thành bởi sinh học đối lưu, các cảm biến hóa học sẽ giúp mầm bệnh xâm nhập vào cây trồng. Việc hiểu rõ hơn về cơ chế của sự nhiễm bệnh ở cây trồng có thể giúp thúc đẩy việc nghiên cứu tìm ra phương pháp điều trị phòng ngừa bệnh bạc lá khoai tây và các bệnh tương tự khác, từ đó giúp tiết kiệm hàng tỷ bảng Anh.

Lê Hồng Vân - Mard, theo phys.org.
Trở lại      In      Số lần xem: 1010

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD