Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  59
 Số lượt truy cập :  34076443
Cà phê 2013: Một năm nhìn lại

Năm 2013 vừa qua thị trường cà phê thế giới và trong nước có nhiều xáo trộn: giá xấu, biến động nhiều, cung đang vượt cầu. Với cà phê robusta bức tranh vẫn có điểm sáng. Tuy nhiên, thử thách trước mắt và lâu dài còn lớn. Biết để tránh…vì bao lâu làm ăn cứ theo nền cũ,  cách cũ, nông dân và người kinh doanh cà phê nước ta vẫn phải chuốt nhiều rủi ro.

Năm 2013 vừa qua thị trường cà phê thế giới và trong nước có nhiều xáo trộn: giá xấu, biến động nhiều, cung đang vượt cầu. Với cà phê robusta bức tranh vẫn có điểm sáng. Tuy nhiên, thử thách trước mắt và lâu dài còn lớn. Biết để tránh…vì bao lâu làm ăn cứ theo nền cũ,  cách cũ, nông dân và người kinh doanh cà phê nước ta vẫn phải chuốt nhiều rủi ro.

 

Biểu đồ 1: Diễn biến giá kỳ hạn cà phê robusta và arabica năm 2013 (nguồn: ft.com)

 

Thế giới dư thừa cà phê

 

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) phát hành trong tháng 12-2013 ước rằng sản lượng cà phê toàn thế giới niên vụ 2012/13 là trên 153 triệu bao (60 kg x bao), trong đó nước ta có chừng 28,5 triệu bao, chiếm 18,5%. Nếu chỉ tính riêng robusta, sản lượng toàn cầu là 63,5 triệu bao, nước ta chiếm tới trên 44%.

 

Tổ chức Cà phê Thế giới (International Coffee Organization-ICO) và USDA đều cho nhu cầu tiêu thụ toàn thế giới trong năm 2012 chừng 142 triệu bao. Nếu như năm 2013, giả sử tiêu thụ tăng 2%, thì nhu cầu tối đa quanh mức 145 triệu bao. Như vậy, thế giới thặng dư 8 triệu bao cà phê để chuyển sang năm mới.

 

Hậu vị robusta chưa đến nỗi

 

Biểu đồ 2: Lợi suất đầu tư trên một số sàn hàng hóa toàn năm 2013 (theo NewEdge)

 

Nếu nói cung-cầu qui định thị trường, giá kỳ hạn hai sàn cà phê robusta và arabica năm vừa qua chủ yếu diễn biến theo hướng giảm, riêng sàn robusta London dao động khá mạnh, chênh lệch giữa mức giá cao và thấp nhất ước chừng 800 đô la Mỹ/tấn. Tuy nhiên, giá sàn chỉ giảm 259 đô la/tấn nếu so giá đóng cửa 1.942 đô la ngày đầu năm 2013 với mức 1.683 đô la/tấn ngày cuối năm 31-12. Giá sàn arabica tại New York tệ hơn, giảm 38,7 cts/lb hay 853 đô la/tấn trong cùng cách so sánh như robusta (xin xem biểu đồ 1: đường đậm biểu thị giá kỳ hạn robusta London và đường mờ arabica New York).

 

Cung thừa, lợi suất đầu tư cà phê giảm mạnh. Nếu trong 5 thị trường kỳ hạn hàng hóa có mức giảm sâu nhất, thì cà phê đã góp mặt 2 sàn arabica là New York và Brazil với mức giảm cả năm là 23% và 23,5% tương ứng, còn sàn robusta Liffe NYSE chỉ mất 14,2% (xin xem biểu đồ 2: ba cột đầu tiên biểu thị lợi suất 3 sàn cà phê).

 

Giá cà phê tại thị trường nội địa vẫn bị giá sàn kỳ hạn chi phối. Năm qua đã có lúc giá cà phê trong nước lên đến 46.500 đồng/kg, còn giá đầu năm chừng 39.000 đồng/kg và cuối năm đang quanh mức 33.500 đồng, giảm 5.500 đồng/kg. Điều hết sức thú vị là khi quy đổi từ tiền đồng sang đô la Mỹ với tỉ giá 21.100 đồng thì mức giảm giá cà phê trong nước lại phù hợp đến độ chính xác với mức giảm giá cà phê thế giới (260 đô la Mỹ/tấn)!

 

Có hai loại cà phê chính được giao dịch trên thị trường thế giới, arabica còn gọi là cà phê chè và robusta tức cà phê vối. Robusta có vị đắng và ít thơm, thường được dùng để sản xuất cà phê hòa tan. Arabica có vị chua, dịu và thơm hơn, quyết định mùi vị của tách cà phê.

 

Nhưng số liệu so sánh như trên cho thấy rằng arabica tuy dịu và thơm hơn robusta nhưng giá “đắng” hơn nhiều.

 

Thống kê của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (BNN) cho biết năm qua xuất khẩu cà phê nước ta đạt 1,32 triệu tấn, thu được 2,75 tỉ đô la Mỹ, giảm 23,6% về lượng và hơn 25% về giá trị.

 

Tuy nhiên, theo BNN, giá xuất khẩu bình quân trong 11 tháng đầu năm 2013 đạt 2.114 đô la Mỹ/tấn, cao hơn giá bình quân cùng kỳ của sàn Liffe robusta (1.881 đô la/tấn) tới 233 đô la.

 

Điều này nói lên rằng đã có một lượng lớn hợp đồng bán mạnh ở thời điểm giá cao, đặc biệt trong giai đoạn từ đầu năm đến hết tháng Năm. Từ tháng Sáu trở đi, lượng bán ra cực ít, nên trong thời gian này, lượng xuất khẩu giảm hẳn, luôn dưới 100.000 tấn/tháng, chỉ trừ tháng cuối năm. Mặt khác, giá cao cũng nói lên rằng xuất khẩu hàng chất lượng cao nhiều hơn.

 

Giá xuất khẩu tính trên cơ sở loại 2,5% đen vỡ từ mức trừ 70 đô la/tấn dưới giá niêm yết của sàn London có khi tăng lên cộng 50, 60 đô la/tấn trên giá niêm yết. Hiện nay, giá xuất khẩu vẫn đang ở mức bằng giá niêm yết đến trừ 20, 30 đô la/tấn FOB (giao hàng từ cảng nước xuất khẩu). So với mức đấu giá trên sàn, cà phê robusta loại 2 với chất lượng quy định của sàn chỉ bán được mức trừ 30 đô la/tấn CNF (hàng giao tại kho sàn quy định tại châu Âu). Như vậy, nếu tính cước tàu và nhiều loại chi phí khác, giá xuất khẩu bán trực tiếp cho người mua ngoài sàn cao hơn chừng 120-150 đô la/tấn.

 

Năm 2014 vẫn đầy thử thách

 

Giá xuất khẩu dựa trên mức chênh lệch giữa giá niêm yết và giá xuất khẩu từ cảng đi của nước xuất xứ cao (differential basis) là đáng tự hào. Song, đấy cũng có thể là một trở ngại cho việc xuất khẩu giữ vững thị phần cà phê của ta trên thế giới.

 

Đến nay, nhiều người vẫn ngộ nhận rằng người kinh doanh cà phê chuyên nghiệp dựa trên giá niêm yết, nhấp nháy thay đổi từng giây đồng hồ để mua bán. Không, để tránh các rủi ro về giá, đôi khi dao động dữ dội chỉ trong một phiên giao dịch, họ thường trao đổi dựa trên giá chênh lệch, trên thị trường hay gọi là “trừ lùi” hay “cộng tới”. Thật vậy, nếu rủi ro của người theo giá màn hình là 800 đô la/tấn như dao động giữa mức cao và thấp trong năm nay, thì mức dao động khi kinh doanh theo mức chênh lệch chỉ chừng 120-130 đô la/tấn trong suốt cả năm 2013, tức từ mức thấp với trừ 70 đô la đến mức cao cộng 50,60 đô la/tấn. Cho nên giá dù có tăng mạnh hay giảm sâu, họ sẽ tính mức lời lỗ trong khung này nếu như các hợp đồng thực hiện hoàn hảo, không bị xù hàng. Còn mức nhấp nháy trên sàn hàng ngày thường được giới đầu cơ kinh doanh kỳ hạn, mua bán “hàng giấy” giao dịch (paper contract).

 

Rủi ro lớn trong kinh doanh cà phê nước ta đang nằm tại đây. Hầu hết các nhà xuất khẩu đều chạy theo giá niêm yết nên dễ bị chi phối bởi lực lượng đầu cơ hàng giấy này. Đối với một nước xuất khẩu, khi đầu cơ mua vào, giá tăng, thường có lợi. Nhưng khi họ xả hợp đồng, bán tháo, thì cực kỳ nguy hại vì giá xuống không biết đâu mà lường, vả lại người của thị trường “giấy” chẳng cần biết giá thành hạt cà phê là mấy. Hậu quả là nhiều nhà xuất khẩu phải ra đi trong những năm qua, trường hợp mới nhất của một công ty tại Bình Dương bị các ngân hàng “vây” giành cà phê được thế chấp tại kho.

 

Giá chênh lệch cao so với mức đấu giá trên sàn đã ngăn đường đi của hạt cà phê nước ta tới sàn, nhường cơ hội cho các “đại gia” tài chính quay sang chơi với arabica. Đến thời điểm cuối năm, tồn kho thuần robusta (certs) của Liffe NYSE chỉ còn chừng 30.020 tấn, so với gần 420.000 tấn khi ở mức đỉnh, thì tồn kho arabica certs đang ở mức 162.558 tấn, cao hơn 5 lần so với tồn kho thuần robusta. Hiện tượng tồn kho certs arabica cao hơn robusta xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử ngành hàng và kéo dài từ quý 3 năm 2012 đến nay. Ngoài ra, một lượng cà phê robusta của các nước xuất khẩu bạn như Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Uganda…đang được tung mạnh mẽ ra thị trường, bó hẹp dần thị phần xuất khẩu của nước ta.

 

Năm 2014 cũng sẽ là năm các biện pháp chống đầu cơ trên các sàn kỳ hạn hàng hóa của Mỹ và châu Âu sẽ được áp dụng. Trong năm 2013, ước các quỹ đầu cơ rút trên dưới 40 tỉ đô la Mỹ khỏi các sàn kỳ hạn. Chính vì thế, sức thanh khoản trên thị trường giảm nhanh, ảnh hưởng rất lớn đến giá cà phê.

 

Bán ra hay giữ lại hàng, bán ra mức nào để đảm bảo cho nông dân hòa vốn chứ chưa dám nói có lời… là những câu hỏi khó. Giá cao giá thấp thực ra chỉ do sàn kỳ hạn quyết định một phần rất nhỏ chứ không như nhiều người ngộ nhận. Sản xuất manh mún, kinh doanh nhỏ lẻ, chỉ biết quyền lợi riêng tư, ngắn hạn của từng doanh nghiệp đang gây thiệt hại nhiều cho nông dân và nền kinh tế.

 

Chương trình tái canh đang được xem là chiến lược “sống còn” của ngành đã được lên khuôn trong hoàn cảnh khủng hoảng thừa trên thế giới. Sản xuất để tiêu thụ hay sản xuất nhiều để rồi phải tạm trữ, trả lời câu hỏi này ngành cà phê cần thoát khỏi lợi ích riêng của chính mình.

 

Nguyễn Quang Bình - TBKTSG.

Trở lại      In      Số lần xem: 1419

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD