Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  42
 Số lượt truy cập :  34077028
Cà phê: Cuộc đấu trí chưa phân thắng bại

Giá cà phê đang trong pha giằng co chưa có điểm dừng giữa bên mua và bên bán. Thời gian cận tết giá nội địa thường giảm, nhưng mấy bữa nay lại cứ muốn tăng. “Chưa bao giờ giá cà phê nội địa lẫn kỳ hạn trong thời kỳ giáp tết lại lạ kỳ như mấy ngày qua, ngày tăng ngày giảm, quay vòng như thế khá đều kể từ cuối tuần trước”, một nhà phân tích thị trường tại TPHCM nhận xét sau khi theo dõi giá cà phê tuần qua.

Giá cà phê đang trong pha giằng co chưa có điểm dừng giữa bên mua và bên bán. Thời gian cận tết giá nội địa thường giảm, nhưng mấy bữa nay lại cứ muốn tăng. 

 

Giá giằng co từng ngày

 

Biểu đồ 1: Diễn biến giá đóng cửa sàn kỳ hạn robusta Liffe NYSE trong tháng (tác giả cập nhật)

 

“Chưa bao giờ giá cà phê nội địa lẫn kỳ hạn trong thời kỳ giáp tết lại lạ kỳ như mấy ngày qua, ngày tăng ngày giảm, quay vòng như thế khá đều kể từ cuối tuần trước”, một nhà phân tích thị trường tại TPHCM nhận xét sau khi theo dõi giá cà phê tuần qua.

 

Thật vậy, giá cà phê nội địa tăng không tăng, giảm không giảm, chỉ dao động nhẹ trong khung từ 33.000-33.500 đồng theo nhịp điệu giống hệt như những gì xảy ra trên sàn kỳ hạn. Thế nhưng, trong những ngày cận tết này, sức bán ra trên thị trường nội địa có dấu hiệu hết sức cầm chừng.

 

“Bất ngờ của thị trường cà phê năm nay chính là ở đây”, nhà phân tích trên nói thêm.” Nhiều người cứ tưởng khi thuế giá trị gia tăng được giải tỏa, cà phê chắc sẽ tràn ra thị trường, tạo sức bán mạnh làm giá giảm, chí ít cũng làm cho giá chênh lệch (differential) giữa giá niêm yết và giá xuất khẩu giãn ra để dễ mua dễ bán hơn”.

 

Nhưng điều này đã không xảy ra vì giá xuất khẩu dựa trên mức chênh lệch (còn được gọi là giá trừ lùi hay cộng tới) hết sức vững trong những ngày này, chỉ quanh mức trừ 10-15 đô la Mỹ/tấn, bằng mức của tuần trước nhưng cao hơn một chút so với cách nay ba bốn tuần, lúc bấy giờ mức trừ là 30-40 đô la/tấn cho loại 2,5% đen vỡ.

 

Giá đóng cửa sàn kỳ hạn robusta Liffe NYSE khuya thứ Sáu 24-1 (tức sáng nay thứ Bảy 25-1 giờ Việt Nam) chốt ở mức 1.708 đô la cơ sở tháng 3-2014 là tháng giao dịch chính, giảm 2 đô la/tấn so với hôm trước và cũng giảm so với tuần trước (xin xem biểu đồ 1: màu xanh biểu thị cho tháng 3 và màu đỏ cho tháng 5-2014). Trong khi đó, giá sàn arabica Ice New York chốt mức 116.70 cts/lb cơ sở tháng 5-2014 tương đương với âm 58 đô la/tấn sau một tuần.

 

Giá cà phê nội địa sáng nay thứ Bảy 25-1-2014 đang quanh mức 33.500 đồng/kg, không thay đổi so với tuần trước.

 

Cuộc đấu trí chưa phân định thắng-thua

 

Giá đi “zig zag” nay tăng mai giảm chứng tỏ rằng có hiện tượng giảm sức bán trong ngày để buộc người mua trả giá cao hơn vào hôm sau. “Đây là một cuộc đấu trí thú vị, vì người mua cứ nghĩ rằng robusta được mùa ắt hàng sẽ bán ra mạnh như những năm trước đây”, một đại lý thu mua tại tỉnh Daklak nhận định.


Thật ra, thị trường bây giờ khác trước vì nông dân sau mấy năm liên tục được mùa được giá, kinh tế gia đình có khá hơn, nên tăng dần khả năng “chịu đựng” để chờ giá tăng cao hơn mới bán.

 

Mặt khác, thời tiết hình như đang bất thuận cho vụ mùa tới 2014/15, những trận mưa trái mùa trước đây đã làm hoa cà phê ra nhiều đợt, bất lợi và không hết công suất, cộng với những đợt lạnh hiếm thấy trong mấy tuần qua, làm hạn chế sinh trưởng hoa cà phê của niên vụ tới.

 

Vì thế chưa thể vội đoán rằng sau tết nông dân sẽ bán mạnh vì điều này còn tùy thuộc vào khả năng mất mùa hay được mùa trong vụ sau. Nếu họ cảm thấy mất mùa, họ sẽ bán cầm chừng với mức giá bán đợt sau cao hơn đợt trước.

 

Do vậy, những giả đoán của thị trường về cung trong những trường hợp này không chắc sẽ đúng và đôi khi người mua phải trả giá, có khi buộc phải nâng giá lên cao để mua hàng giao khi phải đến hạn giao hàng.

 

Biểu đồ 2: Xuất khẩu cà phê Việt Nam theo TCTK từ 1998 đến nay (nguồn NewEdge)

 

Tổng cục Thống kê (TCTK) ước báo rằng xuất khẩu cà phê trong tháng 1-2014 của nước ta chỉ đạt 135.000 tấn, giảm 39,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Một con số xuất khẩu rất thấp của một tháng trước tết. TCTK cũng điều chỉnh tăng lượng xuất khẩu tháng 12-2013 của nước ta lên mức 135.600 tấn, từ ước báo cũ là 120.000 tấn. Như vậy, trong quý 1 của niên vụ 2013/14, Việt Nam chỉ xuất khẩu được 412.000 tấn cà phê, giảm 32% so với cùng kỳ niên vụ 2012/13 (xin xem biểu đồ 2: cột số màu xanh bên trái biểu thị số bao, bên phải màu đỏ biểu thị số tấn).

 

Lượng cà phê robusta từ nước xuất khẩu hàng đầu là Việt Nam giảm nên đã giúp giữ được giá sàn kỳ hạn, không giảm mạnh như sàn arabica trong năm qua do Brazil và Colombia bán ra quá nhiều. Lợi suất đầu tư sàn cà phê trong năm 2013 trên sàn arabica New York giảm 23% trong khi sàn robusta chỉ giảm 14,2%.

 

Hiện tượng này của thị trường hiện rõ thêm trên giá cách biệt (arbitrage) giữa hai sàn kỳ hạn arabica và robusta. Khi giá cách biệt giữa hai sàn càng xa, chứng tỏ robusta càng rẻ và là điều kiện cho các hãng rang xay sử dụng nhiều hơn. Ngược lại, khi mức cách biệt này co lại, chứng tỏ robusta mắc hơn và rang xay quay về mua arabica nhiều hơn. Tính đến hết ngày 25-1, giá cách biệt giữa 2 sàn đang ở mức 39,60 cts/lb hay 837 đô la/tấn so với đỉnh lập hai lần vào năm 2011 là trên 4.100 đô la/tấn.

 

Tồn kho robusta giảm

 

Lượng xuất khẩu robusta từ nước ta giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến tồn kho thế giới.

 

Biểu đồ 3: Tồn kho cà phê châu Âu (ECS) – (nguồn: NewEdge)

 

Báo cáo định kỳ của Liên đoàn Cà phê châu Âu (European Coffee Federation – ECF) mới phát hành giữa tháng này ước rằng tính đến hết tháng 11-2013, tồn kho cà phê tại châu Âu chỉ còn 9.207.058 bao (60 kg/ bao). Trong 3 tháng 9, 10 và 11-2013, lượng tồn kho của khối nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới này giảm 15,1%. Tuy nhiên, tồn kho này sau 12 tháng chỉ giảm 3,6%, có thể do lượng arabica tăng mạnh (xin xem biểu đồ 3).

 

Trong khi đó, tồn kho thuần robusta được sàn Liffe NYSE chứng nhận chất lượng tính đến hết ngày 20-1-2014 giảm nhẹ so với hai tuần trước đó, nay còn 27.770 tấn hay 463.000 bao, giảm 74% so với cách đấy 52 tuần, bấy giờ ở mức 105.530 tấn. Lượng tồn kho arabica được xác nhận thuộc sàn Ice New York tính đến cuối ngày 24-1 đạt 160.759 tấn, cao gần gấp 6 lần so với robusta.

 

Nguyễn Quang Bình - TBKTSG.

Trở lại      In      Số lần xem: 1212

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD