Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  58
 Số lượt truy cập :  34084914
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy khu vực vành đai ngô nước Mỹ đạt năng suất cao

Dữ liệu từ các cảm biến vệ tinh cho thấy trong suốt mùa sinh trưởng của cây trồng tại khu vực bán cầu bắc, khu vực miền Trung Tây của nước Mỹ có nhiều hoạt động quang hợp hơn bất kỳ vị trí nào khác trên Trái đất. Các cây trồng khỏe mạnh chuyển đổi ánh sáng thành năng lượng thông qua quang hợp. Cường độ của ánh sáng là một chỉ số tuyệt vời về lượng quang hợp hoặc tổng năng suất của cây trồng trong một khu vực nhất định.

 

Dữ liệu từ các cảm biến vệ tinh cho thấy trong suốt mùa sinh trưởng của cây trồng tại khu vực bán cầu bắc, khu vực miền Trung Tây của nước Mỹ có nhiều hoạt động quang hợp hơn bất kỳ vị trí nào khác trên Trái đất.

 

Các cây trồng khỏe mạnh chuyển đổi ánh sáng thành năng lượng thông qua quang hợp. Cường độ của ánh sáng là một chỉ số tuyệt vời về lượng quang hợp hoặc tổng năng suất của cây trồng trong một khu vực nhất định.

Nghiên cứu mới do Luis Guanter thuộc trường Đại học Freie Berlin thực hiện lần đầu tiên đã sử dụng dữ liệu để ước tính lượng quang hợp trong ngành nông nghiệp. Kết quả đã được công bố trong Kỷ yếu của Viện hàn lâm khoa học.

Theo đồng tác giả nghiên cứu Christian Frankenberg, nghiên cứu cho thấy ánh sáng huỳnh quang là một chỉ số khá rõ ràng về sản xuất nông nghiệp. Điều này có thể giúp con người giám sát và thậm chí có thể dự đoán năng suất cây trồng trong khu vực.

Guanter, Joiner và Frankenberg đã thực hiện nghiên cứu khám phá các phép đo quang hợp từ không gian. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng quá trình quang hợp diễn ra hiệu quả nhất ở các vùng nhiệt đới. Nhưng trong mùa sinh trưởng của cây trồng ở khu vực bán cầu bắc, quá trình quang hợp tại khu vực vành đai ngô của Mỹ lại hiệu quả hơn cả.
 

Các nhà nghiên cứu mô tả hiện tượng quan sát được bằng cách giải thích các dữ liệu từ một vệ tinh khí tượng châu Âu. Số liệu cho thấy ánh sáng huỳnh quang từ khu vực vành đai ngô của Mỹ kéo dài từ Ohio đến Nebraska và Kansas đạt đỉnh trong tháng Bảy và ở mức cao hơn 40% so với các khu vực ở Amazon. Việc so sánh với các phép đo trên mặt đất và các thống kê sản lượng cho thấy kết quả này là đúng.

Nghiên cứu xác nhận rằng ngay cả với độ phân giải thấp, phương pháp vệ tinh có thể ước tính hoạt động quang hợp xảy ra bên trong các cây trồng ở mức độ phân tử đối với các khu vực có thảm thực vật tương đối đồng nhất như khu vực vành đai ngô của Mỹ.

Nghiên cứu cũng có thể giúp các nhà khoa học cải thiện các mô hình máy tính mô phỏng chu trình cacbon của Trái đất do nhà nghiên cứu Guanter đã tìm thấy sự sai lệch trong phương pháp đánh giá sự quang hợp của cây trồng trong mô hình. Các phân tích cho thấy mô hình chu trình cacbon đánh giá sai lệch năng suất của khu vực vành đai ngô nước Mỹ với mức thấp hơn từ 40 – 60%.

Không giống như hầu hết các thảm thực vật khác, con người quản lý vụ mùa cây lương thực để tối đa hóa năng suất. Các cây lương thực thường được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và được tưới tiêu. Thách thức hiện nay đối với các mô hình chính là yếu tố tưới tiêu, đó là lý do tại sao các mô hình này thường đánh giá thấp năng suất nông nghiệp.

Nhà nghiên cứu Joiner cho biết: “Nếu không xem xét yếu tố tưới tiêu và ảnh hưởng khác của con người đến nông nghiệp, chúng ta không thể ước tính được chính xác số lượng khí cacbon đưa lên bởi thảm thực vật, đặc biệt là ngô. Cây ngô đóng vai trò đồng hóa cacbon điôxit từ không khí. Điều này cần phải được xem xét trong việc dự đoán lượng cacbon điôxit trong khí quyển được đưa lên bởi các loại cây trồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu”.

Theo Frankenberg, các kỹ thuật cảm biến dựa trên điều khiển từ xa, đặc biệt là dữ liệu từ vệ tinh có thể là một công cụ giám sát đắc lực trong lĩnh vực an ninh lương thực.

Lê Hồng Vân - Mard, Theo phys.org
Trở lại      In      Số lần xem: 1086

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD