Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  60
 Số lượt truy cập :  34082106
Các loài cây khác nhau sử dụng các gien giống nhau để thích ứng với biến đổi khí hậu

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đến từ 6 trường đại học đã tiến hành nghiên cứu về sự thích ứng với biến đổi khí hậu ở các loài cây - một trong những nguồn năng lượng tái tạo quan trọng nhất của Trái đất. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng 2 loài cây hoàn toàn khác nhau sử dụng các gien giống nhau để thích ứng với các khoảng nhiệt độ trong khu vực địa lý của mình. Kết quả nghiên cứu này được công bố trên các tạp chí khoa học.

Một nhóm nghiên cứu quốc tế đến từ 6 trường đại học đã tiến hành nghiên cứu về sự thích ứng với biến đổi khí hậu ở các loài cây - một trong những nguồn năng lượng tái tạo quan trọng nhất của Trái đất. Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng 2 loài cây hoàn toàn khác nhau sử dụng các gien giống nhau để thích ứng với các khoảng nhiệt độ trong khu vực địa lý của mình. Kết quả nghiên cứu này được công bố trên các tạp chí khoa học.

 

Jason Holliday, một giáo sư về tài nguyên rừng và bảo tồn môi trường tại trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường và Haktan Suren, một nhà nghiên cứu thuộc Chương trình Di truyền học và Sinh học cùng tham gia vào nghiên cứu này.

Sau 5 năm và với sự giúp đỡ của hơn 30 người, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu hai loài cây hạt trần khác nhau là cây thông vân sam và cây thông đen, các loài cây sống phổ biến ở khu vực phía Tây của Mỹ và Canada. Họ thu thập hạt giống từ hơn 250 địa điểm ở miền tây Canada, trước khi xác lập trình tự của hơn 23.000 gien trong mỗi cây.

Việc phân tích trên quy mô lớn của họ cho thấy rằng cả hai loài cây thông đen và cây vân sam sử dụng 47 gien giống nhau để thích ứng với biến đổi địa lý về nhiệt độ và để phù hợp với thời gian lạnh giá. Phát hiện này đã gây ngạc nhiên do khoảng cách tiến hóa giữa 2 loài do 2 loài cây này bắt đầu phát triển một cách độc lập hơn 140 triệu năm trước.

Một ý nghĩa của nghiên cứu này là sự thích nghi với môi trường có thể bị hạn chế về mặt di truyền. Trong khi sự thay đổi trong những đặc điểm quan sát được như sức chịu đựng lạnh có khả năng liên quan đến hàng trăm gien, một tập hợp nhỏ các gien là cần thiết cho việc thích ứng ngay cả khi so sánh các loài đã tách ra từ lâu. Kết quả này có ý nghĩa đối với sự thích ứng liên tục của các quần thể cây với biến đổi khí hậu.

Sally Aitken, một giáo sư về rừng và khoa học bảo tồn tại đại học British Columbia ở Vancouver, Canada cho biết: “Chúng ta phải hiểu sự thích nghi khí hậu ở loài cây lá kim khác để có thể có các giải pháp đối với các loại cây đang trở nên không phù hợp với điều kiện địa phương do biến đổi khí hậu. Điều này cũng sẽ giúp chúng tôi cung cấp các khuyến nghị tốt hơn cho các chiến lược quản lý rừng trong bối cảnh thay đổi khí hậu, và trồng loại cây có nhiều khả năng để phát triển mạnh và thích nghi nhanh hơn với sự thay đổi khí hậu”.

Nguyễn Minh Thu  - Mard, Theo phys.org
Trở lại      In      Số lần xem: 1376

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD