Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  73
 Số lượt truy cập :  34077245
Các yếu tố nông học ảnh hưởng đến vụ sản xuất ngô đạt năng suất cao

Các thí nghiệm của Đại học Minnesota (Hoa Kỳ), qua 4 năm thử nghiệm, cho thấy lựa chọn đúng giống ngô là yếu tố số 1 quyết định năng suất. Tại vùng này, tùy theo năng suất ngô đạt được từ thấp đến cao, người trồng ngô thu lợi nhuận từ 37 % - 64 % so với mức đầu tư. Nghĩa là giống là yếu tố mang lại lợi nhuận cao nhất trong các yếu tố ảnh hưởng (Fritz Behr, Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu ngô tại Wyffels, 2012). Các yếu tố nông học khác ảnh hưởng đến năng suất ngô gồm luân canh với cây trồng khác, làm đất, thời gian sinh trưởng.

Các thí nghiệm của Đại học Minnesota (Hoa Kỳ), qua 4 năm thử nghiệm, cho thấy lựa chọn đúng giống ngô là yếu tố số 1 quyết định năng suất. Tại vùng này, tùy theo năng suất ngô đạt được từ thấp đến cao, người trồng ngô thu lợi nhuận từ 37 % - 64 % so với mức đầu tư. Nghĩa là giống là yếu tố mang lại lợi nhuận cao nhất trong các yếu tố ảnh hưởng (Fritz Behr, Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu ngô tại Wyffels, 2012). Các yếu tố nông học khác ảnh hưởng đến năng suất ngô gồm luân canh với cây trồng khác, làm đất, thời gian sinh trưởng.

 

Theo Behr (2012), các yếu tố sau ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn giống ngô cho vụ tiếp theo bao gồm:

  • Thời gian sinh trưởng, vùng đất, loại đất (hạn hay có thoát nước không);
  • Tình hình sâu bệnh hiện thời;
  • Sự lựa chọn phân bón;
  • Năng suất ngô đã đạt được qua các năm (Thống kê qua nhiều năm sản xuất và trình diễn, từ nhiều nguồn giống);
  • Mức độ thất thoát sau thu hoạch, khả năng chống đổ rễ;
  • Độ cứng thân và khả năng chống gãy thân (đổ thân);
  • Mức độ kháng bệnh hiện có;
  • Mức độ phản ứng với bất thuận hạn;
  • Tốc độ khô khi chín;
  • Độ chắc, độ nặng của  khối hạt.
  •  

Thông qua 4 năm thực hiện thí nghiệm, các yếu tố quản lý nông học sau ảnh hưởng đến năng suất ngô lấy hạt được tổng kết như sau:

 

Thứ tự

Mức độ ảnh hưởng đến năng suất (%)

Các yếu tố nông học

1

37-64

Sự lựa chọn giống ngô lai

2

4-19

Luân canh so với độc canh

3

6-15

Làm đất cày vùi thân  để trồng ngô liên tục

4

6

Độ đồng đều nảy mầm so với không đồng đều 1 lá

5

4

Giống dài ngày, trung ngày so với giống chín sớm

6

2-5

Gieo sớm so với ruộng khác gieo muộn trong cùng vụ

7

1-2

Mật độ 8,4 vạn cây/ha so với 7,4 vạn cây/ha

8

1-2

Khoảng cách cây/hàng

9

0-4

Hàng hẹp hay hàng đôi so với hàng 75 cm

 

Hai yếu tố khác không đề cập ở đây là độ phì đất và sự quản lý sâu bệnh hại.

 

Biên dịch TS. Lê Quý Kha.

Trở lại      In      Số lần xem: 3965

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD