Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  52
 Số lượt truy cập :  34072134
Cam kết giảm phát thải khí nhà kính đặt hơn 600 triệu người vào nguy cơ khan hiếm nước cao hơn

 

Cam kết của chúng ta để giảm phát thải khí nhà kính hiện nay được dự báo sẽ tạo ra nhiệt độ trung bình toàn cầu gia tăng khoảng 3,5°C so với mức ở thời kỳ tiền công nghiệp, sẽ khiến cho 668 triệu người trên thế giới rơi vào tình cảnh khan hiếm nước mới hoặc khan hiếm nước trầm trọng hơn.

Cam kết của chúng ta để giảm phát thải khí nhà kính hiện nay được dự báo sẽ tạo ra nhiệt độ trung bình toàn cầu gia tăng khoảng 3,5°C so với mức ở thời kỳ tiền công nghiệp, sẽ khiến cho 668 triệu người trên thế giới rơi vào tình cảnh khan hiếm nước mới hoặc khan hiếm nước trầm trọng hơn.

 

Theo một nghiên cứu mới được công bố ngày 13 tháng 9 trên tạp chí Environmental Research Letters của hãng xuất bản IOP, dự báo thêm 11% dân số thế giới, số liệu lấy từ năm 2000, sẽ sống trong các lưu vực sông khan hiếm nước hoặc những người đang sống trong vùng thiếu nước sẽ thấy rằng ảnh hưởng này sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Kết quả cho thấy những người ở Trung Đông, Bắc Phi, Nam Âu và Tây Nam của Mỹ sẽ phải trải qua những thay đổi quan trọng nhất.

Kết quả cho thấy nếu nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 2°C thì 8% dân số thế giới (486 triệu người) sẽ phải sống trong tình trạng khan hiếm nước mới hoặc khan hiếm nước trầm trọng hơn, đặc biệt là những người sống trong khu vực Cận Đông và Trung Đông.

Tiến sĩ Dieter Gerten - tác giả chính của nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Tác động khí hậu Potsdam cho biết: “Những đánh giá toàn cầu của chúng ta cho thấy rằng ở nhiều khu vực, lượng nước dành cho mỗi người sẽ ít hơn”.

Theo Tiến sĩ Gerten, nguyên nhân chính của sự khan hiếm nước trầm trọng hơn là do lượng mưa giảm, tuy nhiên, nhiệt độ tăng cao cũng sẽ khiến cho hiện tượng bốc hơi của nước tăng lên, và do đó, làm giảm nguồn cung nước.

Sự gia tăng dân số được dự báo sẽ tác động mạnh mẽ hơn nữa tới nhu cầu nước và tính sẵn có của nước ở một số khu vực.

Ngoài tình trạng thiếu nước, các nhà nghiên cứu đã đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai có thể ảnh hưởng tới các hệ sinh thái trên cạn trên toàn cầu. Họ tìm cách khám phá những khu vực sẽ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi mạnh mẽ về hệ sinh thái, và liệu những khu vực này có sự phong phú về đa dạng sinh học và/hoặc có loài đặc thù hay không.

Tại mức nhiệt nóng lên toàn cầu là 2°C, tái cấu trúc hệ sinh thái đáng chú ý có khả năng diễn ra ở các khu vực như lãnh nguyên và một số khu vực bán khô hạn. Ở mức nhiệt nóng lên toàn cầu là 3°C, khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi hệ sinh thái quan trọng sẽ gia tăng đáng kể và lấn tới các khu vực có sự phong phú về đa dạng sinh học, tiến sĩ Gerten cho biết.

Nhiệt độ nóng lên toàn cầu tăng 4°C, các điểm nóng về đa dạng sinh học như các khu vực của Amazon sẽ bị ảnh hưởng.
 
M.T. - Mard, theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 1054

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD