Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  13
 Số lượt truy cập :  33349879
Cây cà phê được hưởng lợi khi được trồng dưới cây bóng mát có nhiều chim sinh sống

Một nghiên cứu mô hình mới kết luận, khi cây bóng mát và cây trồng nông nghiệp cùng chia sẻ một mảnh đất, cả nông nghiệp và đa dạng sinh học đều được hưởng lợi. Mô phỏng mô hình máy tính về trang trại cà phê Jamaica cho thấy cây được trồng xen lẫn cây cà phê có thể mang lại lợi ích cho các loài chim hoang dã. Và mặc dù bóng mát của cây làm cho cà phê kém năng suất hơn, điều này được bù đắp bằng thực tế là ít cà phê bị sâu hơn nhờ có chim ăn sâu.

 

Một nghiên cứu mô hình mới kết luận, khi cây bóng mát và cây trồng nông nghiệp cùng chia sẻ một mảnh đất, cả nông nghiệp và đa dạng sinh học đều được hưởng lợi.

 

Mô phỏng mô hình máy tính về trang trại cà phê Jamaica cho thấy cây được trồng xen lẫn cây cà phê có thể mang lại lợi ích cho các loài chim hoang dã. Và mặc dù bóng mát của cây làm cho cà phê kém năng suất hơn, điều này được bù đắp bằng thực tế là ít cà phê bị sâu hơn nhờ có chim ăn sâu.

Tiến sĩ Steven Railsback và Tiến sĩ Matthew Johnson từ trường Đại học bang Humboldt ở California cho biết, với dân số ngày càng tăng của hành tinh, việc cân bằng nhu cầu của nông nghiệp và đa dạng sinh học ngày càng trở nên quan trọng. Cho đến nay, bằng chứng cho thấy rằng việc dành riêng đất đặc biệt cho tự nhiên (“tiết kiệm đất”) và tối đa hóa năng suất nông nghiệp ở các vùng đất khác tốt hơn cho sản xuất cây trồng và các loài hoang dã hơn là cố gắng để chúng chia sẻ cùng một mảnh đất (“chia sẻ đất”).

Tuy nhiên, Railsback và Johnson cho biết, nghiên cứu trước đây đã đánh giá thấp khả năng của các loài hoang dã trong việc thúc đẩy năng suất bằng cách kiểm soát côn trùng gây hại.

Ở Jamaica, nghiên cứu thực địa cho thấy chim di cư ăn côn trùng làm giảm thiệt hại đối với cây cà phê nhờ kiểm soát sâu đục thân cây cà phê (CBB), loại côn trùng gây thiệt hại về kinh tế nhất trên thế giới.

Railsback và Johnson đã phát triển một mô hình máy tính mô phỏng sự tàn phá của chim ở nhiều cảnh quan khác nhau để quan sát điều gì xảy ra khi tăng số lượng cây hoang dã so với cây cà phê. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng, khi có nhiều cây hoang dã là nơi trú ngụ của chim hơn, cây cà phê ít bị nhiễm sâu đục thân. Railsback và Johnson viết trong Kỷ yếu của Học viện Khoa học Quốc gia rằng: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng các dịch vụ hệ sinh thái được hỗ trợ bởi các loài hoang dã. Nhờ dịch vụ này, lợi ích chia sẻ đất đều mang lại cho cả dân số loài chim và hiệu quả sản xuất cây trồng”.

Nếu phát hiện này được khẳng định bằng các nghiên cứu thực địa, các nhà nghiên cứu cho rằng cà phê trồng dưới bóng mát giá cao có thể khuyến khích nông dân áp dụng cách “chia sẻ đất” này.
 
L.A - Mard, Theo ABC.
Trở lại      In      Số lần xem: 993

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD