Cây che phủ đất |
Ở Ấn Độ, cây trồng che phủ đất không có tính khả thi trong hầu hết các vườn hồ tiêu theo phương thức canh tác truyền thống hiện nay. Nơi nào có điều kiện cải tiến tốt, họ khuyến khích trồng cây Calopogonium mucunoides và Mimosa invisa. |
Bùi Chí Bửu tổng hợp tư liệu của IPC
Ở Ấn Độ, cây trồng che phủ đất không có tính khả thi trong hầu hết các vườn hồ tiêu theo phương thức canh tác truyền thống hiện nay. Nơi nào có điều kiện cải tiến tốt, họ khuyến khích trồng cây Calopogonium mucunoides và Mimosa invisa. Họ cho rằng, kỹ thuật phủ đất bằng cây phân xanh họ đậu rất có ích trong quản lý bệnh chết nhanh do Phtophthora gây ra, nhờ làm giảm thiểu sự phát triển của bệnh.
Hình 1. Cây Calopogonium mucunoides
Hình 2. Cây Mimosa invisa
Ở Indonesia, cây che phủ đất cũng không được phát triển mạnh. Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, cây lạc dại Arachis pintoi dần dần được nông dân chấp nhận. Bò và dê tỏ ra thích mùi vị của loài thực vật này, một số ít nông dân kết hợp trồng cây che phủ đất với chăn nuôi gia súc, họ xem đây là nguồn thu nhập thêm đáng kể trong nông trại của họ.
Hình 3. Cây lạc dại Arachis pintoi
Ở Mã Lai, người ta có hẳn một chương trình trồng cây che phủ đất trong vườn hồ tiêu, để ngăn ngừa cỏ dại phát triển trong hệ thống độc canh hồ tiêu, đặc biệt khi nông dan sử dụng trụ chết. Cây trồng che phủ đất còn giúp cho vườn hồ tiêu chống xói mòn đất, cải thiện độ phì nhiêu của đất. Hai loài thực vật quan trọng được khuyến cáo ở các vườn hồ tiêu của vùng Sarawak là Centrosema pubescens và Arachis pintoi. Trước khi trồng cây che phủ đất, người ta làm cỏ thật sạch để tránh tạp nhiễm cỏ dại sau này. Centrosema được trồng trước khi trồng hồ tiêu. Mỗi lỗ người ta gieo 3-4 hạt, sâu 2,5cm nhờ sự hỗ trợ của một que gỗ; rồi lấp đất lại. Khoảng cách giữa hai lỗ là 10cm trên cùng một hàng. Hàng cách hàng là 3,0m giữa hàng trồng hồ tiêu. Hàng được thiết kế theo đường đồng cao độ trong điều kiện vườn hồ tiêu nằm trên đất dốc. Hàng trồng cây phủ đất phải cách gốc hồ tiêu 1,3m. Nếu sử dụng lạc dại Arachis pintoi để che phủ đất, cắt thành từng hom dài 15cm để giâm trồng giữa hai hàng hồ tiêu. Làm cỏ bằng tay cách khoảng hai tuần một lần trong 4 tháng đầu tiên. Nếu làm cỏ không đều đặn theo khuyến cáo. Chi phí thuê lao động làm cỏ có thể sẽ tăng. Sau sáu tháng, việc làm cỏ giảm dần, vì cây che phủ đất đã phát triển tốt, che phủ hầu hết đất mặt.
Hình 4. Cây Centrosema pubescens
Ở Sri Lanka, trồng cây che phủ đất giống như ở Ấn Độ, không được phổ biến rộng rãi, vị họ thường áp dụng hệ thống đa canh hay xen xanh, giữa hàng hồ tiêu là cây trồng khác.
Ở Việt Nam, trồng cây che phủ đất là kỹ thuật khá phổ biến để nông dân quản lý cỏ dại, bên cạnh đó còn mang lại rất nhiều lợi ích cho vườn hồ tiêu. Các loài thực vật thường dùng là: Lạc dại (Arachis pintoi), cốt khí (Fallopia japonica thuộc họ Rau răm Polygonaceae), rau dệu (diệu) (Alternanthera sessilis thuộc họ Dền Amaranthaceae).
Hình 5. Cây cốt khí Fallopia japonica
Lạc dại được báo cáo mang lại hiệu quả tốt nhất. Khi cây ra hoa, đất được cung cấp một lượng đạm đáng kể, làm tăng độ phì đất đai. Hoa vàng hấp dẫn được một số côn trùng có ích (thiên địch) để hạn chế sâu hại cây hồ tiêu, làm tăng sự thụ phấn cho hoa cây hồ tiêu (hoa đực và hoa cái trổ lệch pha). Lạc dại che phủ nhanh chóng, khi đạt 90% diện tích vườn, cỏ dại hoàn toàn có thể được kiểm soát. Vào mùa nắng, lạc dại giúp cho độ ẩm được giữ khá tốt, giảm chi phí tưới. Vào mùa mưa, lạc dại có ảnh hưởng tốt phòng chống chống xói mòn đất, hạn chế được mầm bệnh từ đất. Có ý kiến cho rằng lạc dại là ký chủ của rệp sáp, tuy nhiên, lợi ích mà lạc dại mang đến cho người trồng hồ tiêu tốt hơn rất nhiều.
Sau khi trồng được khoảng 1 năm, cây lạc dại đã phát triển xanh tốt, người trồng hồ tiêu có thể cắt và tủ vào gốc hồ tiêu để giữ độ ẩm và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây hồ tiêu.
Hình 6. Cây rau dệu Alternanthera sessilis |
Trở lại In Số lần xem: 7926 |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|