Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  18
 Số lượt truy cập :  33345624
Cây trồng chịu mặn có nguồn gốc từ sự tiến hóa loài cỏ

Một nghiên cứu mới có thể làm sáng tỏ tại sao tính năng chịu mặn thường dễ tìm thấy trong các loài thực vật hoang dã, song khó để lai tạo vào cây trồng hàng hóa. Nhà sinh học tiến hóa, giáo sư Lindell Bromham từ trường Đại học Quốc gia Ôx-trây-lia và các cộng sự đã xây dựng thành công bản đồ tiến hóa của khả năng chịu mặn ở các loài cỏ.

Một nghiên cứu mới có thể làm sáng tỏ tại sao tính năng chịu mặn thường dễ tìm thấy trong các loài thực vật hoang dã, song khó để lai tạo vào cây trồng hàng hóa.

 

Nhà sinh học tiến hóa, giáo sư Lindell Bromham từ trường Đại học Quốc gia Ôx-trây-lia và các cộng sự đã xây dựng thành công bản đồ tiến hóa của khả năng chịu mặn ở các loài cỏ. Báo cáo khoa học được đăng tải trong tạp chí Biology Letters.

Giáo sư Bromham cho biết: “Diện tích đất nông nghiệp nhiễm mặn đang tăng lên trên toàn thế giới do tưới tiêu và các yếu tố khác và chúng ta cần phải gia tăng sản lượng lương thực mỗi năm. Do đó chúng ta cần có khả năng phát triển các loài cây có thể sống trên đất nhiễm mặn.”

Bromham và các cộng sự đã làm sáng tỏ nguyên nhân, không kể một vài thành công đáng chú ý, tại sao chỉ có rất ít cây ngũ cốc chịu mặn được phát triển. Trong khi trên thế giới lại có nhiều loài cỏ có khả năng chịu mặn tự nhiên. Sự đối lập là khả năng chịu mặn tăng lên trong tự nhiên nhưng lại khó lai tạo để đưa vào cây lương thực.

Trong nghiên cứu, Bromham và các cộng sự đã phát hiện có ít nhất 350 loài cỏ có khả năng chịu mặn tự nhiên. Tuy nhiên, khi lập bản đồ mối liên hệ của các loài cỏ này với số còn lại của gia đình họ cỏ, các nhà nghiên cứu ngạc nhiên với kết quả nhận được. Không phải loài cỏ chịu mặn phát triển một vài lần và sau đó dẫn đến toàn bộ các thế hệ sau này đều có tính trạng này, các nhà nghiên cứu tìm thấy khả năng chịu mặn đã phát triển ít nhất 70 lần trong lịch sử của loài cỏ.

Chịu mặn là một tính trạng phức tạp, song việc phát hiện một phạm vi đa dạng các dòng truyền thừa có thể gia tăng, cho thấy tính trạng này có thể tái tạo khá dễ dàng. Song, Bromham cho biết thực tế các loài chịu mặn tốt nhất không nằm trong nhóm các loài họ hàng chịu mặn lại cho thấy tính trạng này không ổn định.

Điều đáng tiếc là nghiên cứu này không thể xác định tính trạng nào sẽ đem lại khả năng chịu mặn bền bỉ nhất.
 
M.D - Mard, Theo ABC.
Trở lại      In      Số lần xem: 2171

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD