Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  59
 Số lượt truy cập :  34076433
Cây xanh có thể làm giảm tốc độ ấm lên nhưng vẫn có một sự đánh đổi

Mùi thơm của cây cối là một trong những điều thú vị nhất khi đi dạo trong rừng. Nhưng các hợp chất hữu cơ mà cây tạo ra lại không được cảm nhận bằng mũi: chúng cũng giúp làm mát khí hậu bằng cách kích thích nhiều đám mây hình thành.

Mùi thơm của cây cối là một trong những điều thú vị nhất khi đi dạo trong rừng. Nhưng các hợp chất hữu cơ mà cây tạo ra lại không được cảm nhận bằng mũi: chúng cũng giúp làm mát khí hậu bằng cách kích thích nhiều đám mây hình thành.


Rừng giúp mây hình thành nhiều khi thời tiết ấm lên nhưng không giúp ích được nhiều khi mọi thứ trẻ nên mát mẻ. Ảnh: Art Wolfe/Stone/Getty

Khi cây hô hấp chúng phát ra các hóa chất được gọi là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC). Trong khí quyển, các hợp chất VOC này có thể tương tác với các hóa chất khác để hình thành nên các “hạt giống” mà mây có thể phát triển lên từ đó. Các mô hình khí hậu dự đoán rằng những đám mây được nảy mầm từ quá trình hô hấp của cây làm giảm sự ấm lên của khí hậu khoảng 1% bằng cách phản chiếu ánh sáng mặt trời khỏi bề mặt trái đất.

Vì cây tạo nhiều VOC này khi cây chịu nóng hoặc áp lực nên chúng ta có thể kỳ vọng sự tạo thành mây sẽ được tăng cường khi nhiệt độ toàn cầu tăng. Hoặc theo lý thuyết: khối lượng VOC được phát ra bởi những cánh rừng vùng sâu vùng xa chưa từng được đo một cách đúng mực, do đó, bản thân sự đóng góp của VOC với việc tạo thành mây cũng chưa bao giờ được đo một cách nghiêm túc.

Pauli Paasonen  và các đồng sự từ Đại học Helsinki, Phần Lan đã thiết lập các trạm theo dõi ở 11 cánh rừng ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Siberia. Trong khoảng thời gian 1 năm, họ theo dõi nhiệt độ địa phương và đo hàm lượng VOC phát ra.

Lợi ích địa phương

Nhưng các nhà nghiên cứu kỳ vọng, phát thải VOC tăng với nhiệt độ, điều có thể dẫn đến mây sẽ hình thành nhiều hơn khi điều kiện lạnh hơn. Họ tính toán rằng những đám mây này đang có hiệu ứng làm mát hạn chế trên quy mô toàn cầu, trùng với dự đoán của các mô hình. Nhưng ở quy mô địa phương, VOC có thể cắt giảm sự gia tăng nhiệt độ đến 30%.

Những cánh rừng gần địa cực có lẽ sẽ đóng góp nhiều nhất có sự làm mát toàn cầu, Paasonen nói. Trong các kiểu khí hậu nhiệt đới, không khí đã ấm đến mức phát thải VOC của cây có thể là đạt đến đỉnh hoặc gần đỉnh.

Trớ trêu thay, nếu chúng ta cắt giảm khối lượng ô nhiễm đang được thải vào khí quyển, sụt giảm khí sol công nghiệp có thể dẫn đến số lượng mây làm mát được hình thành. Do đó, nên biết rằng khí sol cây xanh cũng có thể gây hiệu ứng này. Nó thậm chí một ngày nào đó có thể giải phóng VOC vào khí quyển có mục đích, làm giảm nhiệt độ địa phương một cách nhân tạo.

“Lý thuyết này là một lý thuyết có cơ sở,” Alastair Lewis, một nhà hóa học khí quyển tại đại học York, Anh Quốc nói. Nhưng ông chỉ ra rằng lượng mưa, hàm lượng carbon dioxit khí quyển và sử dụng đất cũng có ảnh hưởng đối với khối lượng VOC đi vào khí quyển. Rất khó có thể dự đoán ảnh hưởng tổng thể của các nhân tố này, ông nói.

L.H - Dostdongnai, Theo New Scientist/Environment.

Trở lại      In      Số lần xem: 1351

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD