Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  46
 Số lượt truy cập :  34081134
Chuyển đổi khí carbon dioxide thành nhiên liệu

Mỗi năm, con người làm làm sự thay đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu xấu đi bằng cách phát thải khoảng 30 tỷ tấn carbon dioxide vào khí quyển. Các nhà khoa học tin rằng họ đã tìm ra một cách chuyển đổi tất cả những khí thải đó thành nhiên liệu giàu năng lượng trong một chu kỳ carbon trung tính, sử dụng một nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào: silic. Silic có sẵn trong cát, là nguyên tố nhiều thứ bảy trong vũ trụ và nhiều thứ hai trong lớp vỏ Trái đất.

Mỗi năm, con người làm làm sự thay đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu xấu đi bằng cách phát thải khoảng 30 tỷ tấn carbon dioxide vào khí quyển. Các nhà khoa học tin rằng họ đã tìm ra một cách chuyển đổi tất cả những khí thải đó thành nhiên liệu giàu năng lượng trong một chu kỳ carbon trung tính, sử dụng một nguồn tài nguyên tự nhiên dồi dào: silic. Silic có sẵn trong cát, là nguyên tố nhiều thứ bảy trong vũ trụ và nhiều thứ hai trong lớp vỏ Trái đất.


Ý tưởng chuyển đổi khí thải carbon dioxide thành năng lượng không phải là mới: đã có một cuộc chạy đua toàn cầu kéo dài nhiều thập kỷ để tìm ra một chất liệu có thể chuyển đổi ánh sáng mặt trời, khí carbon dioxide và nước hoặc hydro thành nhiên liệu hiệu quả. Tuy nhiên, sự ổn định hóa học của carbon dioxide gây khó khăn cho việc tìm ra một giải pháp thực tế.

Một giải pháp hóa học cho sự biến đổi khí hậu đòi hỏi một chất liệu là chất xúc tác hiệu quả cao và có chọn lọc để kích hoạt chuyển đổi carbon dioxide thành nhiên liệu. Nó cũng cần phải được làm từ các nguyên tố có chi phí thấp, không độc hại và có sẵn.

Trong một bài viết trên Tạp chí Nature Communications số ra tháng 8/2016, các nhà khoa học cho biết tinh thể nano silic đáp ứng được tất cả các tiêu chí trên. Tinh thể nano silic loại bỏ hidrua - gọi là hidrua cấu trúc nano - có đường kính trung bình 3,5 nm và có diện tích bề mặt và sức hấp thụ quang học đủ để thu các bước sóng hồng ngoại gần, các bước sóng nhìn thấy và tia cực tím của ánh sáng từ mặt trời một cách hiệu quả cùng với một tác nhân khử hóa học trên bề mặt có hiệu quả và có chọn lọc chuyển đổi khí carbon dioxide thành khí carbon monoxide.

Kết quả tiềm năng: năng lượng không phát thải khí độc hại.

Sử dụng khả năng khử của hidrua cấu trúc nano là một chiến lược về mặt thu hút thương mại khi sản xuất nhiên liệu trực tiếp từ ánh sáng mặt trời.

Nhóm đang tiếp tục nghiên cứu tìm phương pháp và phương tiện để tăng cường hoạt động, nâng cao quy mô, và tăng tốc độ sản xuất. Mục tiêu của họ là một thiết bị mẫu trong phòng thí nghiệm, và một nhà máy lọc mặt trời thí điểm nếu thành công.
 

N.K.L - NASATI, theo ScienceDaily.

Trở lại      In      Số lần xem: 981

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD