Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  64
 Số lượt truy cập :  34082744
Chuyển dữ liệu protein thành âm nhạc

Chuyển dữ liệu về cấu trúc của protein thành những giai điệu mang lại cho các nhà khoa học một cách phân tích phân tử hoàn toàn mới mà có thể tiết lộ những hiểu biết mới về cách thức chúng hoạt động - bằng cách lắng nghe chúng. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Heliyon cho thấy, âm nhạc có thể giúp các nhà khoa học phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng đôi tai thay vì đôi mắt.

Giai điệu phân tử có thể tiết lộ thông tin về protein.
 
protein_data_as_music.jpg 
Sử dụng kỹ thuật gọi là âm thanh hóa, các nhà nghiên cứu giờ đây có thể chuyển đổi dữ liệu protein thành âm nhạc. Hình tròn phát sáng theo chuyển động nhạc tương ứng. (Ảnh: Bywater và Middleton)​

Chuyển dữ liệu về cấu trúc của protein thành những giai điệu mang lại cho các nhà khoa học một cách phân tích phân tử hoàn toàn mới mà có thể tiết lộ những hiểu biết mới về cách thức chúng hoạt động - bằng cách lắng nghe chúng. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Heliyon cho thấy, âm nhạc có thể giúp các nhà khoa học phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng đôi tai thay vì đôi mắt.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tampere ở Phần Lan, Đại học Eastern Washington ở Mỹ và Viện Crick Francis ở Anh, tin rằng kỹ thuật của họ có thể giúp các nhà khoa học xác định những bất thường trong protein dễ dàng hơn.

"Chúng tôi tin rằng mọi người cuối cùng sẽ có thể nghe dữ liệu và rút ra các thông tin quan trọng", tiến sĩ Jonathan Middleton, một nhà soạn nhạc và học giả về âm nhạc cho biết. "Đôi tai có thể phát hiện nhiều hơn mắt, và nếu tai làm một số công việc này, thì mắt sẽ được tự do để nhìn những thứ khác".

Protein là những phân tử được tìm thấy trong những sinh vật sống có nhiều chức năng khác nhau. Các nhà khoa học thường nghiên cứu chúng theo cách trực quan và sử dụng dữ liệu; với kính hiển vi hiện đại, có thể nhìn thấy trực tiếp cấu trúc của một số protein.

Sử dụng một kỹ thuật gọi là âm thanh hóa, các nhà nghiên cứu có thể chuyển đổi dữ liệu về protein thành âm nhạc, hoặc giai điệu. Họ muốn sử dụng phương pháp này để hỏi ba câu hỏi liên quan: Dữ liệu protein nghe như thế nào? Có lợi ích phân tích nào hay không? Và liệu chúng ta có thể nghe thấy các yếu tố cụ thể hoặc các bất thường trong dữ liệu kiểu này hay không?

Họ phát hiện ra rằng có một tỷ lệ lớn số người có thể nhận ra mối liên hệ giữa giai điệu và các hình ảnh mang tính truyền thống như mô hình, đồ thị và bảng biểu; và do đó dường như là lắng nghe hình ảnh dễ dàng hơn so với các nhà nghiên cứu suy nghĩ trước đó. Các giai điệu cũng rất dễ chịu khi nghe, và do vậy tạo động lực cho các nhà khoa học lắng nghe chúng hơn một lần và do đó liên tục phân tích protein.

Kỹ thuật âm thanh hóa được tạo ra thông qua việc sử dụng kết hợp kỹ năng soạn nhạc và các thuật toán của tiến sĩ Middleton, vì vậy mà các nhà nghiên cứu khác có thể sử dụng một quá trình tương tự bằng protein của chính họ. Phương pháp tiếp cận đa ngành - kết hợp tin sinh học và tin học nhạc - cung cấp một góc nhìn hoàn toàn mới về một vấn đề phức tạp trong sinh học.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những giai điệu phân tử của họ có thể sử dụng gần như ngay lập tức trong giảng dạy khoa học protein, và sau một số thực hành, các nhà khoa học sẽ có thể sử dụng chúng để phân biệt giữa các cấu trúc protein khác nhau và phát hiện các bất thường như đột biến.

Protein là điểm dừng chân đầu tiên, nhưng kiến ​​thức của chúng ta về các phân tử khác cũng có thể hưởng lợi từ kỹ thuật âm thanh hóa; ví dụ như một ngày nào đó chúng ta có thể nghe bộ gen của mình, và sử dụng điều này để hiểu rõ vai trò của DNA.

Thanh Vân - Dostdongnai, theo ScienceDaily.

Trở lại      In      Số lần xem: 709

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD