Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  29
 Số lượt truy cập :  33342703
Cơ chế là rào cản của ngành mía đường

Đó là ý kiến chia sẻ của ông Lê Văn Tam - Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) sau khi báo DĐDN đăng tải bài: Nâng cao năng lực ngành mía đường: Xóa bảo hộ, buộc cạnh tranh. Cơ chế, thể chế và điều kiện của VN đang thực sự trở thành cản trở để ngành mía đường phát triển. Do vậy, cơ quan quản lý nhà nước nên mạnh dạn để ngành mía đường bung ra, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa xuất khẩu. Tức là để ngành mía đường hoạt động theo đúng nghĩa thị trường như các ngành nghề khác (lúa gạo, cà phê).

Đó là ý kiến chia sẻ của ông Lê Văn Tam - Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) sau khi báo DĐDN đăng tải bài: Nâng cao năng lực ngành mía đường: Xóa bảo hộ, buộc cạnh tranh.

 


Doanh nhân Lê Văn Tam

Cơ chế, thể chế và điều kiện của VN đang thực sự trở thành cản trở để ngành mía đường phát triển. Do vậy, cơ quan quản lý nhà nước nên mạnh dạn để ngành mía đường bung ra, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước, vừa xuất khẩu. Tức là để ngành mía đường hoạt động theo đúng nghĩa thị trường như các ngành nghề khác (lúa gạo, cà phê). Chứ không thể mãi bảo hộ như hiện nay, bởi lẽ, trên thực tế, chính cơ chế xin- cho này, sẽ chỉ tập trung vào một nhóm nào đó chứ không đẩy ngành mía đường mạnh nên được. Nghĩa là, chúng ta phải mở cửa mà là không cần bảo hộ. Cứ để cho cơ chế thị trường thanh lọc, DN nào đủ lực thì tồn tại còn DN nào yếu thì phải tự đào thải.

 

Hơn nữa, bản thân các DN phải liên kết với nông dân và các địa phương tổ chức thành những vùng mía, cánh đồng mẫu lớn ít nhất là 5 ha, 7 ha, hay 10 ha để đưa giống mới và đồng bộ cơ giới hóa vào. Thực tế hiện nay, chúng ta chưa thể có một cánh đồng 10.000 ha để làm vùng trồng mía như Lào hay Thái Lan, mà chúng ta chỉ có một vùng lớn nhất như Lam Sơn là 18.000 ha nhưng lại chia ra làm 10 huyện 112 xã, sự chia nhỏ này cũng rất khó để đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Ỏ đây, việc liên kết giữa nhà máy sản xuất với người nông dân cần phải được xem xét về yếu tố phân chia lợi nhuận, vì người nông dân của VN không phải là không làm được giống mía 250 tấn/ha như Hoàng Anh Gia Lai đang làm mà thực tế tại mía đường Lam Sơn, nhiều hộ nông dân đã làm được như vậy.

 

Không thể phủ nhận rằng, hiện các nhà máy đã có nhiều cố gắng nhưng thực sự nhiều nhà máy của chúng ta rất nhỏ không đủ sức để đổi mới toàn diện. Cho nên tôi nghĩ rằng mỗi vùng nên dồn các nhà máy lại với nhau có một sức mạnh để đổi mới, ứng dụng công nghệ thì sẽ tạo ra được sức mạnh và có nhiều sản phẩm mới. Tôi rất tâm đắc với cách phát triển ngành mía đường của Thái Lan, họ có luật về mía đường, mỗi kg đường bán ra người dân phải thu được 70% lợi nhuận, còn 30% các DN đường được hưởng. Do vậy, đối với VN, tôi thiết nghĩ chúng ta cũng cần có luật định về phát triển ngành đường để làm sao bảo đảm hài hòa được lợi ích của DN cũng như người nông dân và có lẽ đây cũng là cách sẽ giúp “sợi dây” liên kết giữa DN và nông dân được bền chặt hơn như kỳ vọng.

 

Lê Văn Tam - DĐDN.

Trở lại      In      Số lần xem: 1242

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD