Công thức lai trong sản xuất lợn thịt thương phẩm ở Đông Nam Bộ (Tác giả: Nguyễn Thị Viễn, Nguyễn Hữu Tỉnh, Đoàn Văn Giải, Nguyễn Hữu Thao, Lê Phạm Đại và Trần Vân Khánh) |
Thí nghiệm được thực hiện tại 2 cơ sở chăn nuôi ở vùng Đông Nam Bộ từ 2007-2009, với tổng số 552 con lợn nuôi thịt và 40 con khảo sát chất lượng thịt của các công thức lai 3-4 giống giữa đực cuối cùng (Pietrain&Duroc) có tỷ lệ gen khác nhau với nái lai F1 (LY). |
Nguyễn Thị Viễn(1), Nguyễn Hữu Tỉnh(1), Đoàn Văn Giải(2), TÓM TẮT
Thí nghiệm được thực hiện tại 2 cơ sở chăn nuôi ở vùng Đông Nam Bộ từ 2007-2009, với tổng số 552 con lợn nuôi thịt và 40 con khảo sát chất lượng thịt của các công thức lai 3-4 giống giữa đực cuối cùng (Pietrain&Duroc) có tỷ lệ gen khác nhau với nái lai F1 (LY). Kết quả, công thức lai tạo lợn thịt thương phẩm có cha là đực cuối cùng với tỷ lệ gen Duroc cao, cho tăng trọng bình quân ngày đạt: 655-728g, cao hơn 28-71 g/ngày (>6-15%) so với nhóm công thức lai có tỷ lệ gen Pietrain cao. Công thức lai tạo lợn thịt thương phẩm có cha là đực cuối cùng với tỷ lệ nhóm gen Pietrain cao, cho tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ cao đạt 58,80-62,85%, cao hơn từ 1,73-5,78 % so với công thức lai có tỷ lệ gen Duroc cao; đồng thời có bề dày mỡ lưng thấp hơn đạt 8,09-10,07 mm. Công thức lai phổ biến và được ưa chuộng tại vùng Đông Nam Bộ là nhóm đực lai cuối cùng giữa hai nhóm giống Pietrain-Duroc và đực Duroc. Từ khóa: Lợn thịt, công thức lai, lai 3 giống, lai 4 giống __________________________ (1)Viện KHKTNN Miền Nam; (2) Công ty CP ĐT TM và CN Đông Á Chú thích: Bài đăng trên tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 15, năm 2011, trang 59-64 Xem chi tiết xin liên hệ: Tác giả: Nguyễn Hữu Tỉnh Email: tinh.nh@iasvn.org hoặc Thư Viện, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh. |
Trở lại In Số lần xem: 4331 |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|