Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  59
 Số lượt truy cập :  34084918
Cư dân nông thôn: Chủ thể của quá trình xây dựng nông thôn mới

Nhà nước cần giúp dân tổ chức lại cộng đồng thôn bản, hỗ trợ họ bầu ra người đại diện, phân cấp, trao cho họ những quyền căn bản về lập kế hoạch phát triển, để dân tự quyết định sử dụng hỗ trợ nhà nước và tự đóng góp trong phạm vi sức lực của mình, để tham gia quản lý xây dựng và vận hành các công trình.

Đặng Kim Sơn

 

Nhà nước cần giúp dân tổ chức lại cộng đồng thôn bản, hỗ trợ họ bầu ra người đại diện, phân cấp, trao cho họ những quyền căn bản về lập kế hoạch phát triển, để dân tự quyết định sử dụng hỗ trợ nhà nước và tự đóng góp trong phạm vi sức lực của mình, để tham gia quản lý xây dựng và vận hành các công trình.

 


Huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng là một trong những điển hình về xây dựng nông thôn mới.

 

Sau năm năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới đã góp phần cải thiện diện mạo nông thôn Việt Nam. Đường làng ngõ xóm phát triển rõ rệt giao thông nông thôn. Dồn điền đổi thửa nhanh mạnh ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng, các cánh đồng lớn phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long. Điện, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục… ở nông thôn cải thiện đáng kể. Người dân cả nước quan tâm, chú ý nhiều hơn đến nông thôn, nông dân.


Điểm tốt có nhiều nhưng cũng xuất hiện nhiều trăn trở, băn khoăn về cách thức thực hiện Chương trình. Dường như hoạt động vẫn nhắm nhiều vào xây dựng cơ sở hạ tầng, dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước, trông chờ vào quyết định và chỉ đạo của cấp trên, quản lý bằng bộ máy hành chính. Sau năm năm triển khai, theo báo cáo giám sát của Quốc hội, có 53/63 tỉnh, thành phố nợ đọng xây dựng cơ bản tới hơn 15 nghìn tỉ đồng, điều kiện sống của nông dân chưa được cải thiện đáng kể, mấu chốt là vấn đề thu nhập. Điểm quan trọng hơn là trong mô hình tăng trưởng, vị trí của nông thôn chưa gắn với toàn nền kinh tế, người nông dân chưa rõ cơ hội đi vào xã hội tương lai. Nếu nông dân không thiết tha với đất đai, nếu doanh nghiệp không mong muốn đầu tư vào nông thôn thì chắc chắn chính sách, chiến lược có vấn đề.


Mục tiêu xây dựng nông thôn mới không phải là tạo ra một vài mô hình thành công về cơ sở hạ tầng và điều kiện sống ở nông thôn để các nơi khác noi theo. Những gì chúng ta cho là mới, là hiện đại hôm nay sẽ lạc hậu ngày mai. Không thể hy vọng có một số vùng nông thôn đi trước, thu hẹp khoảng cách với đô thị là có thể cải thiện cơ bản những mâu thuẫn đang đặt ra. Để cải thiện tình hình chung, sức nhà nước hiện rất giới hạn. Phát triển nông thôn cả nước phải dựa vào nội lực của nhân dân. Mục tiêu phát triển nông thôn là tạo được ý chí tự lực của người dân, tinh thần đoàn kết của cộng đồng, tạo động lực để nông dân làm giàu, mở ra cơ hội phát triển của nông thôn.


Người dân nông thôn phải thay đổi tư duy. Họ phải hiểu những thách thức và cơ hội ghê gớm trước mắt. Hơn ai hết, chính cư dân nông thôn phải là chủ thể của quá trình vĩ đại này. Mục tiêu không phải là xây dựng công trình mà là thay đổi tư duy, nhận thức để thay đổi hành vi, cách sống, cách làm việc của toàn thể cư dân nông thôn. Việc làm con đường, xây ngôi trường… có thể cải thiện một phần cuộc sống hiện tại nhưng hoạt động đó chỉ có ý nghĩa khi quá trình ra quyết định, sự tham gia xây dựng, quyền giám sát quản lý thực sự giúp dân tự tin vào chính sức mạnh của bản thân, tin vào sự phối hợp, liên kết với nhau. Để người dân nông thôn biết rõ và có năng lực đương đầu với tương lai mới là mục tiêu quan trọng nhất của phong trào nông thôn mới, mới là biện pháp căn bản để người nông dân đứng lên tự cứu mình và giúp nước.


Nhà nước tạo môi trường phát triển thuận lợi để kết nối, phối hợp toàn nền kinh tế. Đầu tư công là chất xúc tác để khuyến khích doanh nghiệp cùng đầu tư, để nông dân có sức tự tích luỹ. Cái Nhà nước và toàn dân cần chính là tư duy phát triển nông thôn mới để khai mở con đường khả thi cho người dân nông thôn đi vào xã hội tương lai. Nông thôn mới không còn chỉ là làng xã. Đó là đất nước mới. Trong tương lai không xa, tỉ lệ dân cư nông thôn chiếm 70% dân số hôm nay sẽ xuống còn 10 - 20 %. Phần lớn ruộng đất của nông dân sản xuất nhỏ sẽ giao lại cho người làm ăn giỏi. Hàng chục triệu lao động sẽ rời khỏi nông nghiệp. Con đường cho họ hiện nay chưa có. Công nghiệp phát triển không thu hút lao động, 70% lao động rời khỏi nông nghiệp phải làm các nghề “phi chính thức”, không rõ tương lai (giúp việc gia đình, cửu vạn, xe ôm, thợ hồ,…). Cư dân nông thôn không có hộ khẩu, không dễ dàng ra đô thị sinh sống.


Nhà nước phải có bằng được giải pháp rõ ràng cho quá trình chuyển dịch này. Nền kinh tế phải phát huy được lợi thế lao động, trọng tâm là phát triển các ngành dịch vụ. Muốn tạo ra chỗ làm vào lĩnh vực phi nông nghiệp cho số lao động gần gấp đôi hiện nay, muốn tạo ra chỗ sống cho lượng thị dân gấp đôi, gấp ba hiện nay thì chỉ có cách đan xen, gắn bó toàn bộ nền kinh tế, toàn bộ xã hội trong mô hình phát triển lan tỏa và bao trùm như một số nước Đông Á đã thực hiện thành công.


Đó là mô hình xây dựng cơ bản đưa đường sá, điện, nước về nông thôn, thay vì tập trung vào đô thị; phát triển đường sắt phục vụ tốt cho nông nghiệp hơn, thay vì xây dựng sân bay phục vụ chính cho thành phố; viện nghiên cứu, trường đại học nằm tại các vùng nông nghiệp, thay vì dồn hết về thành phố… Có kết cấu hạ tầng, có dịch vụ tốt là doanh nghiệp dần sẽ về nông thôn, có chính sách đúng thì công nghiệp sẽ cung cấp vật tư, chế biến cho nông nghiệp. Thành phố không ngạt vì dân di cư, công nghiệp không đói vì thiếu thị trường. Các doanh nghiệp, mỗi gia đình, từng người lao động tích lũy được vốn từ kinh tế đô thị thì lập tức đầu tư ngay vào nông nghiệp, nông thôn. Có vốn, nông nghiệp trở nên hiện đại, kinh tế nông thôn phát triển sang phi nông nghiệp.


Nhà nước cũng phải chủ động thay đổi: không phải chỉ đạo dân làm theo kế hoạch, lấy ngân sách đầu tư vài mô hình thí điểm, mà cần giúp dân tổ chức lại cộng đồng thôn bản, hỗ trợ họ bầu ra người đại diện, phân cấp, trao cho họ những quyền căn bản về lập kế hoạch phát triển, để dân tự quyết định sử dụng hỗ trợ nhà nước và tự đóng góp trong phạm vi sức lực của mình, để tham gia quản lý xây dựng và vận hành các công trình. Ở cấp tổng thể, phải kết nối đô thị với nông thôn, công nghiệp với nông nghiệp. Bất kỳ người dân nào, địa phương nào cũng phải có cơ hội phát triển như nhau. Như vậy, câu chuyện mục tiêu đạt được không phải là có bao nhiêu cơ sở hạ tầng, có bao nhiêu tiêu chí được hoàn thành ở một vài địa phương được chọn làm thí điểm mà phải là thay đổi tư duy của toàn dân và thay đổi mô hình tăng trưởng của cả nước.

 

Theo Tiasang.

Trở lại      In      Số lần xem: 644

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD