Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  12
 Số lượt truy cập :  33461189
Đa dạng di truyền đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại của các đàn ong

Một nghiên cứu mới của trường Đại học Bắc Carolina, Đại học Maryland và Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chỉ ra rằng, đa dạng nguồn gien là chìa khóa để phục hồi đàn ong mật bản địa - một bầy ong sẽ khó có thể tồn tại nếu như ong chúa có số lượng bạn đời hạn chế.

Một nghiên cứu mới của trường Đại học Bắc Carolina, Đại học Maryland và Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chỉ ra rằng, đa dạng nguồn gien là chìa khóa để phục hồi đàn ong mật bản địa - một bầy ong sẽ khó có thể tồn tại nếu như ong chúa có số lượng bạn đời hạn chế.

 

Tiến sĩ, Phó giáo sư Khoa Côn trùng học, Đại học Bắc Carolina, ông David Tarp cho biết: “Chúng tôi muốn xác định lý do sự đa dạng nguồn gien của một đàn ong ảnh hưởng như thế nào đến sự tồn tại của đàn và sự ảnh hưởng đó hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng tôi biết đa dạng gien đã ảnh hưởng đến sự tồn tại trong các điều kiện được kiểm soát khi thí nghiệm, nhưng cần phải tìm hiểu những ảnh hưởng này trong môi trường thế giới thực. Và nếu như vậy thì cần mức độ đa dạng như thế nào để làm tăng đáng kể sự tồn tại của một bầy ong.
 
Tarpy đã thu thập các mẫu gien từ 80 bầy ong mật nuôi ở các bang thuộc miền Đông nước Mỹ để tìm hiểu sự đa dạng gien của mỗi bầy, sự đa dạng di truyền được thể hiện ở số lượng ong đực đã giao phối với ong chúa trong bầy. Nếu có nhiều con đực giao phối với ong chúa hơn thì đa dạng di truyền sẽ cao hơn ở bầy ong đó. Các nhà nghiên cứu sau đó sẽ tiến hành theo dõi tình trạng sức khỏe của các bầy ong hàng tháng trong vòng 10 tháng, trong suốt thời gian khai thác thương mại của các bầy ong mật.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng, các bầy ong có ong chúa đã giao phối ít nhất 7 lần sẽ tồn tại cao hơn gấp 2,86 lần trong 10 tháng của mùa khai thác. Đặc biệt, 48% những bầy ong có ong chúa giao phối ít nhất 7 lần sẽ vẫn tồn tại đến cuối vụ khai thác. Trong khi đó, chỉ khoảng 17% các bầy ong có đa dạng sinh học thấp có thể tồn tại đến cuối vụ khai thác.

Tarpy nhấn mạnh, nghiên cứu này cho thấy đa dạng nguồn gien đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc duy trì số lượng ong. Đồng thời, nghiên cứu cũng đưa ra những gợi ý cho những người nuôi về chiến lược chọn giống để đàn ong của họ có thể tồn tại.

Báo cáo về ảnh hưởng của đa dạng gien đến sự tồn tại của đàn đối với những đàn ong mật nuôi thương mại đã được đăng tải trên tạp chí Naturwissenschaften. Đồng tác giả của nghiên cứu này là Tiến sĩ Dennis van Engelsdorp đến từ Đại học Maryland và Tiến sĩ Jeffery Pettis đến từ Bộ Nông nghiệp Mỹ. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Cơ quan Nghiên cứu nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, Hiệp hội Nuôi ong Mỹ và Phòng Quản lý nông nghiệp và tiêu dùng Bắc Carolina.
 
NB - Mard, theo esciencenews.
Trở lại      In      Số lần xem: 1180

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD