Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  16
 Số lượt truy cập :  33468943
Đa dạng di truyền và xác định mối tương quan giữa chỉ thị SSR với tính trạng hàm lượng tinh bột của các giống khoai lang ở Việt Nam

Khoai lang là cây trồng quan trọng thứ 7 của thế giới. Ở vùng nhiệt đới, khoai lang xếp thứ năm về nguồn cung cấp calo sau lúa gạo, lúa mì, ngô và sắn.

Khoai lang là cây trồng quan trọng thứ 7 của thế giới. Ở vùng nhiệt đới, khoai lang xếp thứ năm về nguồn cung cấp calo sau lúa gạo, lúa mì, ngô và sắn.

Ở nhiều nước đang phát triển, khoai lang là cây đặc biệt quan trọng vì chúng rất dễ thích ứng, có khả năng chịu hạn và sống được trên các loại đất có độ phì nhiêu thấp.

Mặc dù khoai lang là loại cây thực phẩm có tầm quan trọng trên thế giới nhưng các nghiên cứu về di truyền phân tử đối với khoai lang lại rất hạn chế. Do khoai lang là cây đa bội, số lượng nhiễm sắc thể lớn, tự bất thụ cao. Đặc biệt, các tính trạng đa gien kiểm soát di truyền theo các tính trạng số lượng (năng suất, hàm lượng chất khô, hàm lượng tinh bột, khả năng chống chịu…) là một thách thức lớn đối với các nhà chọn giống theo phương pháp truyền thống.

Những nghiên cứu về mối tương quan giữa chỉ thị phân tử với các tính trạng kinh tế quan trọng ở khoai lang là rất ít. Chính vì vậy nghiên cứu này tập trung vào việc xác định mối tương quan giữa chỉ thị phân tử với tính trạng hàm lượng tinh bột phục vụ công tác chọn tạo giống khoai lang có hàm lượng tinh bột cao.

Các nhà khoa học ở Viện Di truyền Nông nghiệp và Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã sử dụng 60 chỉ thị SSR để đánh giá đa dạng di truyền và xác định mối tương quan giữa chỉ thị SSR và tính trạng tinh bột từ thấp đến cao của Việt Nam. Kết quả phân tích 21 chỉ thị SSR cho kết quả đa hình, thu được 134 loại alen khác nhau, bao gồm 17 alen đơn hình (12,69%) và 117 alen đa hình (87,31%). Hệ số PIC dao động 0,36 – 0,85 (giá trung bình là 0,73) cho thấy sự đa dạng di truyền cao của các locus SSR nghiên cứu. Dựa vào kết quả phân tích ANOVA đã xác định được 5 chỉ thị SSR có mối tương quan có ý nghĩa với tính trạng tinh bột. Biến động kiểu hình (R2) của các chỉ thị này dao động từ 12,71% (chỉ thị IbY41) đến 83,64% (chỉ thị ITSSR15). Trong số 5 chỉ thị này có 3 chỉ thị có mối tương quan khá chặt với tính trạng hàm lượng tinh bột ở khoai lang sẽ được sử dụng để nghiên cứu sàng lọc các dòng/giống và con lai phục vụ công tác chọn tạo giống khoai lang có hàm lượng tinh bột cao.  

ntbtra - Canthostnews, theo Tạp chí NN & PTNT.

Trở lại      In      Số lần xem: 1265

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD