Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
Đang trực tuyến : 19 | |
Số lượt truy cập : 35359783 | |
Đặc điểm sinh học, diễn biến mật độ và yếu tố ảnh hưởng tới mật độ bọ phấn trắng Bemisia tabaci (Hemiptera: Aleyrodidae) trên cây sắn | ||||||||||
Cây sắn là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số do cây sắn chịu được đất nghèo dinh dưỡng, chịu hạn tốt, dễ trồng, ít chăm sóc, chi phí thấp, dễ thu hoạch, dễ chế biến. Những năm gần đây sản xuất sắn gặp nhiều khó khăn và rủi ro do sâu bệnh gây ra như bệnh chổi rồng (Phytoplasma sp), rệp sáp hồng (Phenacoccus manihoti), nhện đỏ (Tetranychus sp.)…đặc biệt là bệnh khảm lá sắn do virus Sri Lanka Cassava Mosaic Virus gây ra. |
||||||||||
Phạm Duy Trọng (1), Nguyễn Thị Thủy (1), Phạm Văn Sơn (1), Phạm Thị Nhạn (2), Nguyễn Thị Mai Lương (1), Trần Thị Thúy Hằng (1), Nguyễn Duy Mạn (1)
Ở Việt Nam, sắn (Manihot esculenta) là cây trồng quan trọng sau lúa, ngô, là cây công nghiệp xuất khẩu triển vọng. Năm 2021 Việt Nam có 524,5 nghìn ha sắn với sản lượng 10,56 triệu tấn, tỉnh Đắk Lắk và Phú Yên có tổng diện tích trồng sắn 74,9 nghìn ha với tổng sản lượng là 1,76 triệu tấn (Tổng cục Thống kê, 2021).
Cây sắn là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số do cây sắn chịu được đất nghèo dinh dưỡng, chịu hạn tốt, dễ trồng, ít chăm sóc, chi phí thấp, dễ thu hoạch, dễ chế biến. Những năm gần đây sản xuất sắn gặp nhiều khó khăn và rủi ro do sâu bệnh gây ra như bệnh chổi rồng (Phytoplasma sp), rệp sáp hồng (Phenacoccus manihoti), nhện đỏ (Tetranychus sp.)…đặc biệt là bệnh khảm lá sắn do virus Sri Lanka Cassava Mosaic Virus gây ra. Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) đã được xác định là môi giới truyền bệnh khảm lá sắn. Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) là một trong những loài côn trùng gây hại nặng nhất của nhiều loại cây trồng nông nghiệp trên toàn thế giới (Oliveira, 2001). Ngoài việc gây hại trực tiếp bằng cách hút dịch của cây, bọ phần trắng còn gây hại gián tiếp thông qua sự phát triển của nấm muội đen và có thể truyền hơn 200 loại virus gây hại cho thực vật (Jones, 2003; Navas- Castilo, 2011). Việc kiểm soát bọ phấn trắng hiện nay được thực hiện chủ yếu bằng cách sử dụng thuốc diệt côn trùng, tuy nhiên đối với những cây trồng như cây sắn hoặc những cây không có giá trị kinh tế cao thì việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là việc cần phải có sự lựa chọn và cân nhắc cho phù hợp với từng điều kiện.
Bên cạnh việc nghiên cứu tìm ra các giống sắn có khả năng chống chịu với bệnh khảm lá sắn thì các nghiên cứu về đặc điểm sinh học của bọ phấn trắng, các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến mật độ bọ phấn trắng trên đồng ruộng cũng cần được chú trọng để đưa ra các giải pháp quản lý đồng bộ góp phần thúc đẩy sản xuất sắn bền vững.
Chi tiết xin xem tệp đính kèm! 1. Viện Bảo vệ thực vật; 2. Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
Trích TC BVTV số 1/2023.
|
||||||||||
Trở lại In Số lần xem: 294 | ||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|