Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  57
 Số lượt truy cập :  34081990
Dán nhãn mới cho các sản phẩm vùng cao đề cao đa dạng sinh học và văn hóa

Nhóm hợp tác Thực phẩm chậm của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) vừa khởi xướng việc dán nhãn sản phẩm tự nguyện đối với các loại hàng hóa có nguồn gốc từ cây trồng trên núi nhằm cải thiện khả năng tiếp cận thị trường đối với các nhà sản xuất nhỏ ở vùng cao từ các nước đang phát triển và nhấn mạnh sản phẩm từ núi có sự khác biệt và bền vững. Nhãn mác mới tạo ra giá trị cao hơn đối với hàng hóa hỗ trợ đa dạng sinh học và phương thức sản xuất địa phương được liên kết với truyền thống văn hóa của các cộng đồng vùng cao.

Nhóm hợp tác Thực phẩm chậm của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) vừa khởi xướng việc dán nhãn sản phẩm tự nguyện đối với các loại hàng hóa có nguồn gốc từ cây trồng trên núi nhằm cải thiện khả năng tiếp cận thị trường đối với các nhà sản xuất nhỏ ở vùng cao từ các nước đang phát triển và nhấn mạnh sản phẩm từ núi có sự khác biệt và bền vững.

 

Nhãn mác mới tạo ra giá trị cao hơn đối với hàng hóa hỗ trợ đa dạng sinh học và phương thức sản xuất địa phương được liên kết với truyền thống văn hóa của các cộng đồng vùng cao. Sản phẩm mang nhãn hiệu sẽ có mặt trên thị trường trong nước, các cửa hàng hữu cơ và cửa hàng đặc sản.

Các sản phẩm chủ lực là một phần của giai đoạn đầu thực hiện Sáng kiến Sản phẩm hợp tác vùng cao là quả mơ trồng ở miền núi tỉnh Batken ở Kyrgyzstan và hạt rau dền đen quý hiếm sản xuất ở dãy Andes Bolivia. Các sản phẩm khác từ cà phê, chè, đến các loại gia vị từ các vùng núi khác nhau ở các nước đang phát triển cũng sẽ được bán ra thị trường dưới nhãn mác mới, miễn phí hoàn toàn đối với các nhà sản xuất vùng cao sau khi đánh giá sản phẩm và phương pháp sản xuất.

Bằng cách cung cấp cho các sản phẩm vùng cao một nhãn hiệu, việc dán nhãn sẽ giúp các nhà sản xuất địa phương được thị trường công nhận thông qua việc đảm bảo sản phẩm được sản xuất đặc biệt ở vùng núi cao và đến từ sản xuất quy mô nhỏ tuân theo hệ sinh thái địa phương. Việc dán nhãn cũng nhằm đảm bảo lợi nhuận công bằng cho nhà sản xuất và phân phối hợp lý lợi nhuận trong toàn bộ chuỗi giá trị.

Một lý do cho điều này là sự xa xôi và cô lập của các vùng miền núi thường cản trở sản xuất, hạn chế tiếp cận thị trường, dịch vụ khuyến nông, tín dụng và thông tin. Ngoài ra, số lượng cao trung gian trong chuỗi giá trị của nhiều sản phẩm vùng cao đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất không phải lúc nào cũng được bồi thường công bằng.

Bằng cách thúc đẩy các sản phẩm có giá trị cao có lợi cho đa dạng sinh học và lợi nhuận công bằng, các nhãn hiệu cho phép người tiêu dùng mua vẫn đảm bảo bảo vệ môi trường, đồng thời giảm áp lực thúc đẩy các nhà sản xuất tham gia vào các phương pháp sản xuất có hại cho môi trường. Như vậy, việc dán nhãn đồng thời giải quyết đói nghèo và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực vùng cao, góp phần vào Chương trình Nghị sự Phát triển Bền vững 2030.
 
M.H - Mard, theo FAO.
Trở lại      In      Số lần xem: 1037

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD