Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  33372323
Động thái nguồn và sức chứa, tái lập trình proteomic trong điều kiện nhiệt độ nóng về đêm ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất lúa.

Nhiệt độ đêm cao (HNTs) có thể làm giảm năng suất và chất lượng hạt lúa (Oryza sativa). Một phân tích có hệ thống về HNT ở mức độ phân tử và sinh lý học đã được thực hiện trên đồng ruộng. Mẫu giống lúa N22 (chống chịu) và Gharib (nhiễm), được đánh giá ở 22°C (đối chứng) và 28°C (HNT).

Nhiệt độ đêm cao (HNTs) có thể làm giảm năng suất và chất lượng hạt lúa (Oryza sativa). Một phân tích có hệ thống về HNT ở mức độ phân tử và sinh lý học đã được thực hiện trên đồng ruộng.

 

Mẫu giống lúa N22 (chống chịu) và Gharib (nhiễm), được đánh giá ở 22°C (đối chứng) và 28°C (HNT). Chuyển vị của nitrogen (N) và carbohydrate không cấu trúc (NSC) từ mô đến hạt lúa ở giai đoạn phát triển được ghi nhận. Đóng góp của chúng đối với năng suất, sự đầy hạt, và phẩm chất hạt được đánh giá.

 

Xem xét “proteomic profiling” của lá đòng và hoa lúa vào lúc trổ 100% và 12 ngày sau trổ. Người ta mô phỏng được chương trình này. Suy giảm về năng suất trong giống nhiễm Gharib được theo dõi, theo sự suy giảm chuyển vị của N và NSC sau khi trổ, làm giảm tốc độ vào chắc của hạt, khối lượng hạt và phẩm chất hạt.

 

Có sự gia tăng HSPs (heat shock proteins), trong hệ thống truyền tín hiệu Ca và cơ chế sửa lỗi, cải biên khá hiệu quả (đặc biệt là ở giai đoạn hạt vào chắc lúc ban đầu) làm giống N22 trở nên chống chịu nhiệt độ cao ban đêm. Tốc độ vào chắc của hạt tăng và hiện tượng bảo vệ proteomic có hiệu quả, khích động bởi mức độ đồng hóa tốt, giúp cây lúa chống chịu nóng về đêm (HNT).

 

Hệ proteome theo không gian và thời gian  thay đổi chương trình một cách năng động giữa các gia đoạn phát triển khác nhau và định hướng hoạt động phân tích ở mức độ phân tử trong tương lai để cải tiến giống cây trồng.

Hình: Proteomic Profiling

Trở lại      In      Số lần xem: 1640

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD