Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33463271
Dự báo hàm lượng cát-mi (Cd) sinh học trong đất trồng

Các đồng cỏ chăn thả gia súc của Niu-di-lân là những khu đất rộng đẹp nhất trên thế giới và chúng cũng hàm chứa một mối đe dọa tiềm ẩn. Nhiều khu đất chăn thả của nước này có hàm lượng cát-mi (Cd) ở mức cao. Cỏ hấp thu kim loại nặng mang độc tố và sau đó, những con gia súc, cừu được chăn thả trên những đồng cỏ đó sẽ ăn những cây cỏ bị nhiễm này. Điều đáng quan tâm là nếu hàm lượng cát-mi (Cd) tăng đến ngưỡng không an toàn trong thịt và các sản phẩm sữa thì sức khỏe của con người và ngành kinh tế nông nghiệp của Niu-di-lân có thể sẽ bị hủy hoại. Điều đó cho đến nay vẫn chưa xảy ra.

Các đồng cỏ chăn thả gia súc của Niu-di-lân là những khu đất rộng đẹp nhất trên thế giới và chúng cũng hàm chứa một mối đe dọa tiềm ẩn.

 

Nhiều khu đất chăn thả của nước này có hàm lượng cát-mi (Cd) ở mức cao. Cỏ hấp thu kim loại nặng mang độc tố và sau đó, những con gia súc, cừu được chăn thả trên những đồng cỏ đó sẽ ăn những cây cỏ bị nhiễm này. Điều đáng quan tâm là nếu hàm lượng cát-mi (Cd) tăng đến ngưỡng không an toàn trong thịt và các sản phẩm sữa thì sức khỏe của con người và ngành kinh tế nông nghiệp của Niu-di-lân có thể sẽ bị hủy hoại. Điều đó cho đến nay vẫn chưa xảy ra.

Brett Robinson - một nhà khoa học cùng cộng tác với trường Đại học Lincoln của Niu-di-lân gần đây đã có một bài báo trên tạp chí Journal of Environmental Quality số ra ngày 21 tháng 3 năm 2014 đưa ra một số giải pháp cho vấn đề trên.

Việc sử dụng các loại phân lân qua nhiều thập kỷ đã làm đất bị nhiễm cát-mi (Cd) gây ra tình trạng hiện nay. Những biện pháp thực hành nông nghiệp đó vẫn duy trì đến ngày hôm nay. Robinson và nhóm nghiên cứu của ông hiện đang cố gắng để xác định xem các thành phần nào trong đất có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hàm lượng cát-mi (Cd) trong đất. Họ phát hiện ra rằng, độ pH của đất, hàm lượng sắt và hàm lượng cát-mi (Cd) tổng số là công cụ dự báo tuyệt vời cho hàm lượng cát-mi (Cd) sẵn có về mặt sinh học cho cây trồng.

Công trình nghiên cứu của Robinson chỉ ra các biện pháp để giữ cho thực vật không hấp thụ được cát-mi (Cd). Nghiên cứu của ông cho biết rằng đất a-xít đã làm tăng hàm lượng cát-mi (Cd) sẵn có cho thực vật. Vì vậy, sử dụng vôi để ngăn chặn quá trình a-xít hóa đất có thể giúp "giữ lại" cát-mi (Cd) trong đất.

Tương tự như vậy, sắt oxit gắn kết chặt với cát-mi (Cd) và giữ nó trong đất. Robinson hiện đang làm việc với công ty khai thác than Solid Energy Niu-di-lân, và Viện Công nghệ liên bang của Thụy Sĩ để xác định xem liệu những biện pháp cải tạo đất nhất định có thể làm giảm sự hấp thu cát-mi (Cd) của thực vật hay không. Nghiên cứu của Robinson có thể sẽ được áp dụng trên phạm vi toàn thế giới để giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm cát-mi (Cd).
 
M.T. - Mard, theo Sciencedaily.
Trở lại      In      Số lần xem: 868

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD