Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33282446
Dự đoán lượng khí Mêtan (CH4) và Nitơ Ôxít (N2O) phát xạ cho cây lúa tại Việt Nam thông qua mô hình hóa

Sự thay đổi khí hậu toàn cầu đang là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các quốc gia trên toàn thế giới. Sự tập trung của các khí nhà kính trong khí quyển, chủ yếu là khí Cácbonic (CO2), Mêtan (CH4) và Nitơ Ôxít (N2O), đã làm cho hiệu ứng nhà kính ngày một mạnh hơn. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu và số liệu cho thấy CH4, N2O cũng như CO2 có lượng phát xạ từ sản xuất nông lâm nghiệp là rất lớn.

Vũ Mạnh Quyết – Viện Thổ Nhưỡng Nông Hóa.

 

Đặt vấn đề:

 

Sự thay đổi khí hậu toàn cầu đang là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các quốc gia trên toàn thế giới. Sự tập trung của các khí nhà kính trong khí quyển, chủ yếu là khí Cácbonic (CO2), Mêtan (CH4) và Nitơ Ôxít (N2O), đã làm cho hiệu ứng nhà kính ngày một mạnh hơn. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu và số liệu cho thấy CH4, N2O cũng như CO2 có lượng phát xạ từ sản xuất nông lâm nghiệp là rất lớn. Do vậy, nông nghiệp là một trong những mục tiêu được quan tâm nhằm giảm lượng khí thải nhà kính (Li &ctv, 2002,2004). Theo rất nhiều nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng canh tác lúa là một trong những nguồn phát xạ khí nhà kính vào không gian.

 

Mục Tiêu:

 

- Dự đoán số lượng CH4 và N2O phát xạ từ các hệ thống canh tác lúa tại các tỉnh của Việt Nam.

- Dánh giá khả năng có thể nhằm giảm thiểu lượng khí  CH4 và N2O thông qua quản lý nguồn nước tưới.

 

Kết luận:

 

Trong tổng diện tích canh tác lúa là 4,9Mha, có tới 4,3 Mha là canh tác lúa nước có tưới và lúa nước nhờ mưa.  Nhìn chung liều lượng chất hữu cơ và các loại phân bón hóa học được sử dụng khá cao cho các cơ cấu trên. Hơn nữa, đất đai với các đặc tính thuận lợi cho quá trình phát xạ, cộng thêm nền nhiệt độ cao và lượng mưa nhiều làm cho lượng khí nhà kính phát xạ dự đoán được khá cao.

 

Qua kết quả chạy mô hình xác định lượng Ch4 và N2O phát xạ từ cây lúa ở Việt Nam trong điều kiện nước tưới khác nhau, có thể thấy rằng thoát nước giữa vụ là một trong những phương pháp tốt nhất trong việc giảm thiểu lượng CH4 phát xạ từ canh tác lúa nước mà không ảnh hưởng tới năng xuất lúa. Xét một cách tổng thể, kết quả dự đoán chỉ ra rằng lượng GWP giảm đi khi thay đổi chế độ tưới nước từ CF sang MD. Các sồ liệu cũ, cộng với sự khác biệt trong phương pháp và giả định là những nguyên nhân làm cho kết quả dự đoán từ mô hình không chắc chắn và có sự khác biệt so với những nghiên cứu trước đó. Do vậy, để có được kết quả chính xác hơn, cần thực hiện các quan sát thực nghiệm để tiến hành cân chỉnh, hiệu lực hóa cũng như thay đổi mô hình DNDC cho điều kiện cụ thể tại Việt Nam.

 

Theo TC Khoa học Đất

Trở lại      In      Số lần xem: 915

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD