Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  24
 Số lượt truy cập :  34087173
Dữ liệu về tia cực tím giúp nghiên cứu sinh thái

Nhiều dự án nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ và lượng mưa đối với sự phân bố các loài động thực vật trên toàn cầu. Tuy nhiên, một thành phần quan trọng trong nghiên cứu khí hậu, đó là bức xạ tia cực tím UV-B, lại thường bị bỏ qua . Các nhà sinh thái học cảnh quan từ UFZ cùng các đồng nghiệp của mình ở Trường đại học Halle và Trường đại học Lüneburg ở Olomouc (Séc)

Nhiều dự án nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ và lượng mưa đối với sự phân bố các loài động thực vật trên toàn cầu. Tuy nhiên, một thành phần quan trọng trong nghiên cứu khí hậu, đó là bức xạ tia cực tím UV-B, lại thường bị bỏ qua . Các nhà sinh thái học cảnh quan từ UFZ cùng các đồng nghiệp của mình ở Trường đại học Halle và Trường đại học Lüneburg ở Olomouc (Séc) đã xử lý dữ liệu về tia cực tím UV-B từ cơ quan không gian Mỹ NASA theo một cách mà có thể sử dụng chúng để nghiên cứu ảnh hưởng của bực xạ tia cực tím đến sinh vật.

 
uv radiation.jpg
 Chú thích: Bức ảnh này cho thấy cường độ trung bình của bức xạ tia cực tím UV-B trên toàn cầu - UV-B trung bình của tháng cao nhất. Ảnh: Tomáš Václavík /UFZ

Dữ liệu đầu vào cơ bản được lấy từ vệ tinh NASA, thường xuyên quanh quay quỹ đạo trái đất từ năm 2004 ở độ cao 705 km và đo đạc bức xạ UV-B hàng ngày. "Tuy nhiên, đối với chúng tôi, thứ có vai trò cực kỳ quan trọng không phải số đo hàng ngày mà là số đo dài hạn, vì chúng liên quan đến sinh vật,” nhà nghiên cứu Michael Beckmann tại UFZ, tác giả chính của nghiên cứu cho biết. Do đó, các nhà nghiên cứu lấy sáu biến số từ dữ liệu bức xạ UV-B, gồm trung bình năm, mùa, tháng và quý với cường độ bức xạ cao nhất hoặc thấp nhất.

Để xử lý bộ dữ liệu khổng lồ của NASA, các nhà nghiên cứu UFZ phát triển một thuật toán tính toán , không chỉ loại bỏ các số đo bị thiếu hoặc không chính xác, mà còn tổng cộng các số đo hàng ngày theo hàng tháng và xác định mức trung bình dài hạn. Các dữ liệu được xử lý hiện đã hoàn thành đối với các năm từ 2004 đến 2013 và sẽ được cập nhật hàng năm.

Với bộ dữ liệu này, các nhà khoa học giờ đây có thể thực hiện các phân tích vĩ mô sinh thái về tác động của bức xạ UV-B đến sự phân bố các loài động thực vật trên toàn cầu. Michael Beckmann cho biết, "tuy vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn nhưng bức xạ UV là một yếu tố có thể giải thích tại sao loài này có mặt hay vắng mặt tại một số địa điểm cụ thể." Bộ dữ liệu cũng có thể giúp giải quyết các câu hỏi nghiên cứu khác. Các nhà khoa học vật liệu có thể xác định những phương pháp bảo vệ tốt hơn cho các vật liệu nhạy cảm với tia cực tím, chẳng hạn như sơn hoặc nhựa, trong các khu vực cụ thể trên thế giới. Y học có thể sử dụng bộ dữ liệu này để giải thích tốt hơn tỷ lệ mắc các bệnh ngoài da theo vùng. "Không có giới hạn trong ứng dụng các dữ liệu này", Beckmann cho hay.

Dữ liệu hiện có thể tải về từ internet và đã được trình bày ở dạng bản đồ. Ví dụ như, những tấm bản này cho biết, ở các nước ở Nam bán cầu như New Zealand thì bức xạ UV-B cao hơn đến 50% so với ở các nước ở Bắc bán cầu như Đức. Nói chung, bức xạ tia cực tím trong mùa đông thấp hơn so với mùa hè do thời gian có nắng hàng ngày ngắn hơn.

Thanh Vân - Dostdongnai, Theo Eurekalert.

Trở lại      In      Số lần xem: 1042

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD