Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  75
 Số lượt truy cập :  34077208
Dùng hoa chống lại sâu hại vườn ăn quả

Các nhà nghiên cứu Đại học bang Washington (WSU) đã phát hiện thấy rằng, họ có thể kiểm soát rệp, một trong những sâu hại nghiêm trọng cho người trồng cây ăn trái, bằng một công cụ khá lành tính: hoa.

Các nhà nghiên cứu Đại học bang Washington (WSU) đã phát hiện thấy rằng, họ có thể kiểm soát rệp, một trong những sâu hại nghiêm trọng cho người trồng cây ăn trái, bằng một công cụ khá lành tính: hoa. Phát hiện này là một lợi ích cho người trồng cây ăn quả hữu cơ cũng như người trồng cây ăn quả thông thường. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng trồng cây cải gió thu hút một loạt nhện và côn trùng ăn thịt, là các loài ăn rệp sáp hại táo, một loại sâu hại mà người trồng thường phòng chống bằng cách phun hóa chất.

 

sweeps-for-bugs.jpg

Lessando Gontijo bắt ruồi syrphid để đo sự hấp dẫn của cải gió đối với chúng. (Ảnh: Betsy Beers, WSU)

 

"Kết quả rất nổi bật," Lessando Gontijo, người đứng đầu dự án nghiên cứu khi đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Khoa Côn trùng học, Trường Đại học WSU cho biết. "Sau một tuần, mật độ rầy thấp hơn đáng kể trên những cây bên cạnh hoa so với trên thửa đối chứng, và những khác biệt này vẫn diễn ra trong một vài tuần sau đó".

 

Để chọn một bông hoa thích hợp cho nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra sáu loại hoa tiềm năng, trong đó có cúc vạn thọ và cúc Zinnia. Sau cùng, họ chọn cải gió do nó thu hút số lượng ruồi syrphid lớn nhất hay còn gọi là ruồi giả ong - loài có ấu trùng thường ăn rệp sáp. Ruồi giả ong và các côn trùng khác bị hoa thu hút bởi vì chúng có thể tìm kiếm thức ăn ở dạng phấn hoa và mật hoa.

 

Các nhà nghiên cứu so sánh thửa táo có cải gió với thửa táo không có hoa này. Tuy cải gió có thu hút ruồi giả ong như mong  muốn, nhưng Gontijo và các đồng nghiệp chỉ tìm thấy vài ấu trùng ruồi gió, điều này có nghĩa là ruồi giả ong chỉ có hiệu ứng nhỏ đến quần thể rệp sáp.

 

Bí ẩn biến mất của rệp sáp dường như được tìm ra khi các nhà nghiên cứu phát hiện thấy một quần thể đa dạng gồm nhện và côn trùng ăn thịt trong các thửa có cải gió. Nhưng phải chăng chính hoa là thứ đã thu hút các sinh vật ăn rệp? Các nhà khoa học đã phun các chất đánh dấu protein lên cây cải gió và sau đó bắt côn trùng và nhện ở cách xa các thửa có hoa. Nhiều trong số các côn trùng và nhện bắt được này có kết quả xét nghiệm dương tính với protein trên, một việc chứng minh rằng chúng đã đến những bông hoa kia.

 

Trước đây, rệp không xuất hiện trong một thời gian dài nhờ các chủ vườn phun thuốc trừ sâu. Mặc dù vậy, rệp sáp hại táo đã quay trở lại ở trung tâm Washington và các nơi khác.

 

Các nhà nghiên cứu cho rằng, sử dụng cải gió để kiểm soát sinh học có thể dễ dàng tích hợp với các kỹ thuật chăm sóc vườn cây ăn quả tiêu chuẩn và ắt sẽ rất hấp dẫn đối với người trồng hữu cơ, là  những người không có nhiều lựa chọn thuốc trừ sâu.

 

Xem thêm tại https://news.wsu.edu/pages/publications.asp?Action=Detail&PublicationID=36374&TypeID=1 \

 

Thanh Vân - Dostdongnai, Theo Eurekalert.

Trở lại      In      Số lần xem: 1331

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD