Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  24
 Số lượt truy cập :  33347526
EU và FAO đẩy mạnh hành động chống sa mạc hóa ở châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương

Liên minh châu Âu (EU) và FAO phối hợp với các nước châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương đã đưa ra một chương trình thực hiện trong 4,5 năm với khoản kinh phí 41 triệu euro để tăng cường quản lý đất đai bền vững và khôi phục các vùng đất khô cằn và bị suy thoái ở châu Phi, vùng Caribê và Thái Bình Dương. Các nhà tài trợ chương trình cho biết Chương trình có tên là Hành động chống sa mạc hóa, một chương trình được coi là rất quan trọng trong cuộc chiến chống đói nghèo, thúc đẩy sự ổn định và xây dựng khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu ở một số khu vực dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

Liên minh châu Âu (EU) và FAO phối hợp với các nước châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương đã đưa ra một chương trình thực hiện trong 4,5 năm với khoản kinh phí 41 triệu euro để tăng cường quản lý đất đai bền vững và khôi phục các vùng đất khô cằn và bị suy thoái ở châu Phi, vùng Caribê và Thái Bình Dương.

 

Các nhà tài trợ chương trình cho biết Chương trình có tên là Hành động chống sa mạc hóa, một chương trình được coi là rất quan trọng trong cuộc chiến chống đói nghèo, thúc đẩy sự ổn định và xây dựng khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu ở một số khu vực dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

Hơn 70% người dân sống ở vùng đất khô cằn và hệ sinh thái mong manh trên toàn châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương và phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng dân số và biến đổi khí hậu gây áp lực ngày càng tăng lên các hệ sinh thái, làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái và sa mạc hóa đất đai.

José Graziano da Silva, Tổng Giám đốc FAO cho biết: “Sa mạc hóa và suy thoái đất là những thách thức rất nghiêm trọng dẫn đến đói nghèo. Tuy nhiên, những thành công gần đây cho thấy những vấn đề này không phải là không thể vượt qua. Chúng ta hoàn toàn có thể tăng cường an ninh lương thực, cải thiện đời sống và giúp mọi người thích ứng với biến đổi khí hậu”.

Ủy viên Phát triển của EU, Andris Piebalgs nói: “Việc quản lý đất đai bền vững là rất quan trọng để giải quyết những thách thức đó là biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và bất ổn an ninh lương thực. Chương trình mới này sẽ giúp các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi những vấn đề này quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên của họ, sử dụng chúng để tạo ra công ăn việc làm và tạo thu nhập và đầu tư phát triển nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai”.

Tại châu Phi, những nỗ lực của chương trình xây dựng con đường xanh ở sa mạc Sahara và Sáng kiến Sahel được thành lập vào năm 2007 được coi là sáng kiến hàng đầu của châu Phi trong việc chống lại các tác động của biến đổi khí hậu và sa mạc hóa.

Chương trình Hành động chống sa mạc hóa sẽ tiếp tục hỗ trợ các cộng đồng địa phương, chính phủ ở Burkina Faso, Ethiopia, Gambia, Niger, Nigeria và Senegal trong việc quản lý bền vững và phục hồi rừng và đồng cỏ khô hạn của họ. Chương trình sẽ hỗ trợ nông, lâm nghiệp và thúc đẩy các hoạt động tạo thu nhập, cũng như tạo ra các cơ hội việc làm ở nông thôn dựa trên sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp bền vững. Các lớp học đầu bờ và việc trao đổi kiến thức sẽ cho phép nông dân tìm hiểu về những nguyên nhân của sa mạc hoá và những cách tốt nhất để ngăn chặn sa mạc hóa.

Mặc dù nằm ở phía bên kia của thế giới, cả hai vùng biển Caribê và Thái Bình Dương phải đối mặt với những thách thức tương tự như châu Phi. Thực tiễn quản lý đất không bền vững đã gây ra mất đất, suy thoái môi trường tự nhiên, góp phần làm mất đa dạng sinh học và giảm các khu vực đệm tự nhiên ngăn chặn hạn hán và lũ lụt.

Chương trình Hành động chống sa mạc hóa sẽ tập trung vào Haiti nằm trong vùng biển Caribê và Fiji ở Thái Bình Dương dựa trên những bài học kinh nghiệm từ sáng kiến xây dựng bức tường xanh của châu Phi để giúp cộng đồng địa phương thực hiện các biện pháp cải tạo đất đai và thực hành quản lý rừng bền vững, đồng thời tăng cường năng lực của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong việc hỗ trợ những nỗ lực này.
 
Nguyễn Minh Thu - Mard, theo FAO.
Trở lại      In      Số lần xem: 1140

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD