Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  33351178
Enzym có triển vọng tăng năng suất lúa mỳ

Theo một nghiên cứu mới, năng suất lúa mỳ có thể tăng lên đáng kể nhờ các giống có một loại enzym phổ biến nhưng ở dạng vượt trội. Các nhà khoa học thực vật tại Đại học Lancaster, Viện Nghiên cứu Rothamsted và Trung tâm Quốc tế về Cải tiến ngô và lúa mỳ (CIMMYT) đã tiến hành đánh giá một loại enzym thực vật tự nhiên được biết đến là Rubisco để khám phá khả năng thúc đẩy quang hợp và năng tăng suất cây trồng.

Theo một nghiên cứu mới, năng suất lúa mỳ có thể tăng lên đáng kể nhờ các giống có một loại enzym phổ biến nhưng ở dạng vượt trội.

 

Các nhà khoa học thực vật tại Đại học Lancaster, Viện Nghiên cứu Rothamsted và Trung tâm Quốc tế về Cải tiến ngô và lúa mỳ (CIMMYT) đã tiến hành đánh giá một loại enzym thực vật tự nhiên được biết đến là Rubisco để khám phá khả năng thúc đẩy quang hợp và năng tăng suất cây trồng.

Trong một báo cáo, nhóm các nhà khoa học đã đo đạc sự quang hợp ở 25 kiểu gien lúa mỳ, gồm cả các giống họ hàng hoang dã Triticum aestivum, và nhận thấy sự thay đổi tồn tại ngay ở các kiểu gien có quan hệ gần. Mỗi loại được khảo sát để xác định các enzym Rubisco vượt trội trong việc cải thiện quá trình quang hợp.

Hai enzym hiệu quả nhất là Rubisco từ cây Aegilops cylindrica (cỏ tranh) và cây Hordeum vulgare (lúa mạch), cả hai đều cho thấy các thuộc tính xúc tác Rubisco đầy hứa hẹn trong việc cải thiện quang hợp và cuối cùng sẽ tác động đến năng suất hạt, ở lúa mỳ.

Các mô hình cho thấy rằng, việc kết hợp các enzym mới vào lúa mỳ có thể tăng khả năng quang hợp tới 20% ở một số điều kiện cánh đồng.

Lúa mỳ là một nguồn lương thực thiết yếu, cung cấp hơn 20% lượng calo tiêu thụ trên toàn thế giới. Và với dự đoán dân số thế giới sẽ tăng hơn 9 tỷ người vào năm 2050, sức ép ngày càng gia tăng đối với việc đáp ứng nhu cầu thế giới về lương thực.

Giáo sư Martin A.J Parry của Trung tâm Môi trường Lancaster cho biết: “Cải thiện hiệu quả quang hợp có vẻ như hơi tham vọng, nhưng đây là cơ hội tốt nhất để tạo ra quy mô thay đổi năng suất cây trồng mà chúng ta cần để nuôi sống dân số thế giới đang tăng lên trong một thế giới biến đổi khí hậu”.
 
Việt Anh - Mard, theo Science Daily.
Trở lại      In      Số lần xem: 1511

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD