Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  49
 Số lượt truy cập :  34088153
FAO: Giá ngũ cốc tiếp tục tăng mặc dù nguồn cung cải thiện

Chỉ số giá thực phẩm của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) tăng đáng kể trong tháng 1/2017, dẫn đầu là mặt hàng đường và ngũ cốc, mặc dù thị trường toàn cầu vẫn đang được cung ứng khá đầy đủ. Tháng 1/2017, Chỉ số giá thực phẩm tăng 9,9% do dự đoán nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt tại Braxin, Ấn Độ và Thái Lan.

Chỉ số giá thực phẩm của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) tăng đáng kể trong tháng 1/2017, dẫn đầu là mặt hàng đường và ngũ cốc, mặc dù thị trường toàn cầu vẫn đang được cung ứng khá đầy đủ.

 

Tháng 1/2017, Chỉ số giá thực phẩm tăng 9,9% do dự đoán nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt tại Braxin, Ấn Độ và Thái Lan.

Chỉ số giá ngũ cốc tăng 3,4% so với tháng 12/2016 lên một mức cao trong 6 tháng, với giá lúa mỳ, ngô và gạo đều tăng. Các thị trường lúa mỳ trên thế giới đều phản ứng trước điều kiện thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến mùa vụ cũng như chậm gieo cấy ở Mỹ, trong khi giá ngô tăng chủ yếu phản ánh nhu cầu tiêu thụ mạnh và triển vọng không chắc chắn tại khu vực Nam Mỹ. Giá gạo trên thị trường quốc tế cũng tăng, một phần do chương trình thu mua lúa gạo đang diễn ra khiến lượng hàng hóa dành cho xuất khẩu giảm.

Chỉ số giá thực phẩm của FAO là một chỉ số thương mại theo dõi giá thị trường quốc tế đối với 5 nhóm hàng hóa chính. Trong khi năm 2016 đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp chỉ số giá giảm, tháng 1/2017 đánh dầu sự tăng giá đầu tiên trong 6 t háng qua.

Chỉ số giá dầu thực vật tháng 1/2017 tăng 1,8%, chủ yếu do tồn kho dầu cọ toàn cầu ở mức thấp và hồi phục sản xuất chậm ở khu vực Đông Nam Á. Trái lại, giá dầu đậu tương giảm do dự đoán nguồn cung dồi dào.

Chỉ số giá sữa không đổi so với tháng 12/2016, một điểm dừng từ mức tăng 50% được ghi nhận trong giai đoạn tháng 5 – 12/2016. Chỉ số giá thịt cũng không biến động, với giá tham khảo thịt bò tăng nhẹ do kết quả của việc tái thiết đàn bò ở Úc – bù đắp giá thịt cừu và các loại thịt khác giảm.
 
M.H - Mard, theo FAO.
Trở lại      In      Số lần xem: 772

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD