Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  60
 Số lượt truy cập :  34070674
GFSI: chiếc chìa khóa mới để mở rộng thị trường nông sản

Là quốc gia xuất khẩu nông sản đứng hàng thứ 5 trên thế giới, nhưng Việt Nam cũng như Thái Lan, đã có nhiều lô hàng phải trả về vì chất lượng không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Là quốc gia xuất khẩu nông sản đứng hàng thứ 5 trên thế giới, nhưng Việt Nam cũng như Thái Lan, đã có nhiều lô hàng phải trả về vì chất lượng không đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

 

Khoảng 60-70 đầu mối nhập khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới, hàng ngày phải nhập hàng từ nhiều đầu mối khác nhau, cho rằng trả hàng về cũng không ổn vì thực sự thị trường cần. Xây dựng tiêu chí và hướng dẫn cộng đồng làm hàng xuất đi mà không phải trả về nữa mới là điều quan trọng.

 

Giảm nguy cơ bị từ chối

 

WTO tài trợ dự án MACBETH(*) thông qua trường Đại học bang Michigan (Mỹ) hỗ trợ cho hai quốc gia xuất khẩu nông sản điển hình và có lịch sử về vấn đề an toàn thực phẩm hoặc kiểm dịch nông sản xuất khẩu, vừa kết thúc vào 30-6-2013.

 

Hai đối tác chính của Đại học bang Michigan là trường đại học Kasetsart, Thái Lan và trường đại học Cần Thơ giúp cộng đồng cải thiện tình hình.

 

GFSI (Global Food Safety Initiative) là sáng kiến của các nhà nhập khẩu và là chìa khóa cho các chuỗi sản xuất- cung ứng- xuất khẩu nông sản. Họ đặt hàng các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới hệ thống hóa lại các bộ tiêu chuẩn, cái nào cần thì giữ, không cần thì bỏ đi và đưa ra bộ tiêu chuẩn mới đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu.

 

Khoai lang trồng theo GFSI để tìm thị trường mới thay vì phụ thuộc thị trường Trung Quốc. Ảnh: NPQ

 

Bên cạnh các khóa huấn luyện, hiện nay các bài giảng, học liệu được biên tập, phổ biến cách thức quản lý và thực hành kiểm dịch thực vật (SPS) trở thành dữ liệu điện tử được đưa lên website tại http://fskn.ctu.edu.vn.

 

Những cơ sở nhỏ lẻ tham gia chuỗi sản xuất rau quả và trái cây - đối tượng được quan tâm nhất trong dự án này- có thể tải nguồn thông tin mở này về, làm theo. PGS .TS Lý Nguyễn Bình, người điều hành dự án phía Việt Nam cho biết: dù dự án kết thúc nhưng nguồn thông tin mở này vẫn hoạt động.

 

Một trong tám đề mục mà MACBETH hướng tới là giảm nguy cơ bị từ chối tiếp nhận sản phẩm do không đáp ứng được tiêu chuẩn kiểm dịch nông sản xuất khẩu (SPS).

 

Đặc biệt ngành hàng khoai lang và củ hành tím đang được nghiên cứu tại nơi đến đầy bất cập của sản phẩm- thị trường Trung Quốc.

 

“Thuốc" mới

 

Mong muốn làm theo GFSI để nhà sản xuất tìm tới thương mại công bằng hơn thay vì mua- bán quá bấp bênh như lâu nay.

 

Phó chủ tịch UBND xã Tân Thành, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, nói về năng lực sản xuất của 7 ấp trong xã,: Với 95,13% số dân sống ở nông thôn, chuyển đổi màu luân canh trên ruộng lúa 1.804 ha, tạo ra sản lượng khoai lang 54.120 tấn/năm, thu nhập lúc “thịnh” hơn 200 triệu đồng/ ha. Tuy nhiên, theo những nông dân trồng khoai, nếu trồng- bán theo kiểu ai biểu gì làm nấy, chất lượng sao cũng được thì chỉ có thể bán cho Trung Quốc. Chỉ có áp dụng quy trình an toàn GFSI, với nhiều chủng loại, khoai Bình Tân có thể bán cho Hàn Quốc, Châu Âu, Nhật…

 

“GFSI là bộ tiêu chí dễ hiểu, dễ làm và dễ kết nối các nhà cung cấp với chiến lược an toàn từ đồng ruộng tới bàn ăn của Antesco”, ông Huỳnh Quang Vinh, phó tổng giám đốc Antesco (An Giang), nơi có tới 95% sản lượng hàng rau quả chất lượng cao xuất khẩu sang Nhật, Châu Âu, nói.

 

Vừa kết thúc khóa học đầu tiên, Antesco đã sử dụng bộ tiêu chí mới đào tạo từ nội bộ tới nông dân ở Chợ Mới, Châu Phú, Tri tôn và Tịnh Biên. Các khách hàng chấp nhận cách làm này.

 

Hiện nay, với 2 nhà máy, mỗi tháng kim ngạch xuất khẩu ổn định 1 triệu USD, Antesco và các nhà sản xuất khoai lang tím tại Bình Tân, Vĩnh Long, cùng là thành viên MACBETH đang tìm cách liên kết giữa người cung ứng khoai lang tím Nhật theo chuẩn GFSI và người tạo ra giá trị tăng thêm.

 

Chuẩn kiểm định mới?

 

Với tác dụng đó, liệu có thể xây dựng hệ thống kiểm định và chứng thực chất lượng theo tiêu chí GFSI?

 

“ Phía WTO , Đại học bang Michgan cũng muốn như vậy. Nếu các Viện, trường phía Việt Nam tiếp tục xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên nghiệp hóa các hoạt động để làm việc này thì họ sẽ hỗ trợ”, TS Bình nói.

 

Nếu người sản xuất tự thực hành nội dung và nhìn thấy đầu ra từ việc liên kết theo hệ thống nhận diện GFSI từ Việt Nam tới các nước đề ra dự án MACBETH; Họ sẽ làm theo GFSI.

 

Ông Hoàng Bá Nghị, giám đốc một Cty tư vấn, đào tạo đánh giá chất lượng nông sản, tin như vậy. “Tầm nhìn sẽ mở ra lớn”, ông nói.

 

Riêng ông Bằng, một cựu sinh viên trường đại học Cần Thơ, đang làm việc cho một đơn vị tư vấn đạt chuẩn Global GAP cho rằng tuy vẫn còn một chuỗi rất dài phía sau thành công giai đoạn I của MACBETH và phải có tâm huyết, theo đuổi dài hạn mới gặt hái thành công mỹ mãn… nhưng ông đồng tình khi nói tới nội dung huấn luyện nâng cao năng lực về quản lý kiểm dịch nông sản xuất khẩu (SPS) đối với triển vọng nông sản tươi và chế biến được công nhận ở các quốc gia triển khai dự án.

 

Làm cho hàng hóa ngon - lành không khó nhưng làm thế nào mới hợp lý? Ảnh: Bình Tri

 

Hiện nay, hầu hết vùng được chứng nhận tiêu chuẩn Global GAP năm thứ nhất, hoặc trông cậy vào nguồn tài trợ từ nhà nước hoặc doanh nghiệp để tham gia các lớp huấn luyện nhưng lợi nhuận mang lại không đủ để tái kiểm định ở năm thứ hai!

 

Bản thân MACBETH, đến giờ cuối bị cắt giảm 20.000 USD mà không có lý do. Dự án phải tự hiểu tiết giảm các chi tiêu trong thời khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong khi chuỗi sau thu hoạch vẫn còn nhiều trăn trở và các dự án hay teo tóp khi cạn kinh phí tài trợ. Riêng MACBETH, với nguồn dữ liệu điện tử dạng thông tin mở, các địa phương có kinh phí có thể tự xây dựng dự án, huấn luyện cộng đồng.

 

Thị trường Mỹ: Khó nhưng… tới luôn

 

Tin vui là tiêu chuẩn Việt GAP trên cây ăn trái được nhà nhập khẩu chấp nhận, nếu liên kết dự án MACBETH sẽ có nhiều cơ hội xuất hiện trong hệ thống chuỗi phân phối hiện đại.

 

TS Lê Quốc Điền, Viện Cây ăn quả miền Nam, nơi đang thực hiện việc kiểm tra, cấp mã số vùng, mã số hàng đáp ứng yêu cầu hàng nhập vào thị trường Mỹ, cho biết: Mã số hàng xác định năng lực cung cấp, chất lượng, thứ hạng từng khu vườn trong vùng nguyên liệu. Hàng vào thị trường Mỹ được kiểm tra tới… con kiến vì họ sợ nhất là kiến riệng. Chi tiết đến như vậy và để có thể tìm được nhiều cơ hội cần phải có “người điều hành” (nhạc trưởng) đúng nghĩa.

 

“Vùng nào dính dioxin hàng rất khó vào thị trường Mỹ”, TS Điền nói tiếp: “Họ sợ cả số hóa chất nhập khẩu phục vụ nông nghiệp và luôn cảnh giác để tránh báo cáo láo”.

 

"Có doanh nhân nói ý định mua gạo Nàng thơm Chợ Đào đề nghị tính chính xác lượng gạo để dành ăn trong từng gia đình cả năm, phần làm giống cùng các khoảng khác và cam kết mua hết phần lúa hàng hóa. Vậy sản lượng thực là bao nhiêu? Nếu kiểm tra một túi gạo có tới 3-4 loại gạo không phải Nàng Thơm Chợ Đào thì tính sao? Họ cũng biết là thị trường của ta lâu nay thực sự không được kiểm soát về chất lượng!".

 

Nhà nhập khẩu Mỹ biết bưởi 5 Roi tới Mỹ qua đường Mexico. Họ rất sợ bệnh “ghẻ” trên vỏ bưởi. Nếu có công nghệ bảo quản khác, gọt vỏ sẽ có nhiều hi vọng hơn. Nhưng cũng phải từ mã số khu vườn, mã số hàng. Mỹ cũng chú ý trái vú sữa nhưng họ xem đó là loại có nguy cơ cao (hột có gai nhọn, sợ lọt vào cuống họng).

 

TS Điền nói: có lần mời các chuyên gia an toàn thực phẩm của Mỹ, sẵn dịp tới Vĩnh Kim dự một đám cưới; phong tục ở đây người 90 tuổi trở lên “ăn trên ngồi trước“cả dải bàn dài. Họ hỏi “Sao ở đây có nhiều người cao tuổi?” TS Điền cười khà trả lời: "Nhờ ăn vú sữa không đó”.

 

Muốn xuất hàng nhưng không chỉ họ cách ăn sẽ khó bước vào thị trường này, ông nhấn mạnh.

 

Nhiều loại cây lành trái ngọt của Việt Nam được biết đến và nhanh chóng trở thành nhu cầu. Khối lượng buôn bán lớn trên thị trường thế giới do người tiêu dùng gia tăng và họ mong muốn nguồn cung chất lượng cao, an toàn, quanh năm.

 

Tuy nhiên, lịch sử bị từ chối hàng hóa do vi phạm an toàn thực phẩm và mối quan tâm về kiểm dịch nông sản xuất khẩu, với một thực tế tồn tại quá nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm và các biện pháp kiểm dịch nông sản xuất khẩu (SPS), câu hỏi đặt ra là: lịch sử vấn đề mất an toàn thực phẩm chừng nào chấm dứt để trả lại kỷ nguyên hàng hóa ngon lành?

 

Hoàng Lan - SGTT.

Trở lại      In      Số lần xem: 1334

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD