Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  46
 Số lượt truy cập :  34072861
Giá trị xuất khẩu chè thấp

Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, 5 tháng đầu năm, ngành chè đã xuất khẩu được 45 nghìn tấn, đạt kim ngạch 62 triệu USD, tăng 11,3% về lượng và 22,2 % về kim ngạch so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, ngay cả khi xuất khẩu đạt kim ngạch cao thì giá chè xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ bằng 40-50% giá chè xuất khẩu của các nước trên thế giới. Điều này quả là “nghịch lý” khi Việt Nam đang đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè.

Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, 5 tháng đầu năm, ngành chè đã xuất khẩu được 45 nghìn tấn, đạt kim ngạch 62 triệu USD, tăng 11,3% về lượng và 22,2 % về kim ngạch so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, ngay cả khi xuất khẩu đạt kim ngạch cao thì giá chè xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ bằng 40-50% giá chè xuất khẩu của các nước trên thế giới. Điều này quả là “nghịch lý” khi Việt Nam đang đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè.

 


Trên thị trường thế giới hiện nay, dấu ấn chè Việt đang rất mờ nhạt. Người tiêu dùng các nước vẫn chưa nhận biết hay phân biệt được đâu là chè “ made in Việt Nam” với các loại chè sản xuất tại các nước khác. Bởi lượng chè nước ta được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô đóng bao 50kg hiện vẫn chiếm tới 90%, trong khi chỉ 10% được xuất khẩu dưới dạng thành phẩm.


Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá chè xuất khẩu của ta chỉ bằng một nửa so với mặt bằng giá chung trên thế giới. Tại thời điểm này, giá chè xuất khẩu của Việt Nam là 1.340 USD/ tấn- mức giá cao nhất từ trước tới nay song vẫn là quá thấp so với mức 2200 USD của các nước xuất khẩu khác.


Theo ông Nguyễn Minh Lý, GĐ Công ty TNHH chế biến chè xuất khẩu Đại Đồng cho biết, chè ở nước ngoài chất lượng cũng bình thường nhưng nhờ có thương hiệu mà giá trị sản phẩm của họ rất cao.


Những năm gần đây, tuy đã mở rộng nhiều thị trường, nhưng do chè Việt Nam chất lượng còn thấp và không có thương hiệu hơn nữa lại phụ thuộc vào thương lái trung gian nước ngoài. Bên cạnh đó, việc có quá nhiều công ty tham gia xuất khẩu chè, trong đó rất nhiều công ty xuất khẩu tổng hợp không chuyên về chè. Việc này đã khiến nhiều cơ sở sản xuất chè vẫn tiếp tục sản xuất ra chè chất lượng thấp giá rẻ và đã làm ảnh hưởng đến uy tín của cả ngành chè Việt Nam. Ngay cả việc sản xuất chè thô, Việt Nam hiện cũng còn kém xa Kenya, Banglades hay Indonesia.


Bà Nguyễn Thị Nguyệt, GĐ doanh nghiệp chè Hanh Nguyệt cho rằng, doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam thường xuất thô sang các nước, nhờ có công nghệ tốt, có thương hiệu, các nước chỉ làm lại chè của mình một chút thôi nhưng giá sản phẩm của cao hơn gấp rất nhiều lần chè của mình.


Bên cạnh những yếu tố về chất lượng sản phẩm cũng như xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm chè Việt thì một nguyên nhân nữa cũng làm ảnh hưởng đến giá trị của ngành chè đó là việc quản lý chất lượng sản phẩm đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm hiện vẫn chưa thực sự được quan tâm. Thực tế này một phần là do thói quen sản xuất cũ, không áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến đúng khoa học kỹ thuật theo hướng an toàn.


Ngoài ra, việc chăm sóc, bón phân, phun thuốc trừ sâu cho cây chè tại nhiều nơi vẫn được người nông dân tiến hành tuỳ tiện theo cảm tính, việc thu hái chè cũng không đảm bảo kỹ thuật dẫn đến tình trạng chất lượng sản phẩm sau chế biến có giá trị thấp.


Ông Lê Đức Thịnh, Viện nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp cho hay, chúng ta vẫn đang thiếu một quy chuẩn cho những vùng nguyên liệu, trong đó có chè.


Những tháng cuối năm 2012, ngành chè Việt Nam đón nhận thông tin không vui, khi những lô hàng chè xuất khẩu sang châu Âu bị trả về do có hàm lượng hóa chất vượt quá mức quy định. Đây không phải là lần đầu tiên những cảnh báo cho ngành chè Việt Nam được phát đi. Và nếu không muốn mất tiếp các thị trường còn lại trong số 70 quốc gia, vùng lãnh thổ đã hiện diện như các khách hàng lâu dài, hơn lúc nào hết, việc xây dựng thương hiệu từ việc nâng cao chất lượng sản phẩm đang thực sự là vấn đề cấp bách cho ngành chè lúc này.

 

Theo Info TV.

Trở lại      In      Số lần xem: 1453

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD