Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  31
 Số lượt truy cập :  33355448
Giải pháp mới ngăn chặn bệnh vàng lá gân xanh ở cây có múi

Trong giai đoạn sinh sản của loài rầy chổng cánh châu Á, con đực sẽ phát tiếng kêu ro ro từ đôi cánh của mình để gửi rung động này qua các cành lá và lắng nghe các cuộc gọi phản ứng của con cái. 2-7 tuần sau đó, những con nhộng con ra đời, hút nhựa cây, phát triển thành các con rầy chổng cánh trưởng thành và tàn phá cây có múi. Nông dân trồng cam gặp rất nhiều khó khăn trong việc ứng phó với loài dịch hại này, không chỉ vì những thiệt hại trực tiếp mà loài côn trùng gây ra mà còn vì chúng làm lây lan một dịch bệnh thậm chí còn nguy hiểm hơn là vi khuẩn hình que Candidatus Liberibacter asiaticus.

Trong giai đoạn sinh sản của loài rầy chổng cánh châu Á, con đực sẽ phát tiếng kêu ro ro từ đôi cánh của mình để gửi rung động này qua các cành lá và lắng nghe các cuộc gọi phản ứng của con cái. 2-7 tuần sau đó, những con nhộng con ra đời, hút nhựa cây, phát triển thành các con rầy chổng cánh trưởng thành và tàn phá cây có múi.

 

Nông dân trồng cam gặp rất nhiều khó khăn trong việc ứng phó với loài dịch hại này, không chỉ vì những thiệt hại trực tiếp mà loài côn trùng gây ra mà còn vì chúng làm lây lan một dịch bệnh thậm chí còn nguy hiểm hơn là vi khuẩn hình que Candidatus Liberibacter asiaticus. Các vi khuẩn này gây ra một căn bệnh gọi là bệnh vàng lá gân xanh khiến cho lá cây bị vàng, quả không phát triển được và thường có vị đắng. Bệnh này không có cách chữa và các cây bị bệnh thường chết trong vòng một vài năm.

Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh đã gây thiệt hại khoảng 3,63 tỷ USD cho bang Florida giai đoạn 2006-2012, các nhà nghiên cứu tại Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Đại học Florida (UF) đang nghiên cứu tạo ra bẫy rung ngăn chặn tín hiệu giao phối giữa các con rầy nhằm ngăn chặn sự tăng trưởng của loài.

Richard Mankin, một nhà nghiên cứu côn trùng học tại Trung tâm Y tế, Nông nghiệp và Thú y của Bộ Nông nghiệp Mỹ ở Gainesville, Florida cho biết: “Chúng tôi cố gắng làm gián đoạn giao phối và đưa ra tín hiệu dẫn dụ các con rầy vào hệ thống bẫy”.

Các nhà nghiên cứu sẽ thảo luận về việc vận hành các thiết bị này, gồm một máy áp điện và một micro có dây nối với một vi điều khiển. Mankin nói: “Chúng tôi đang cố gắng để tìm ra những cách thức mới giải quyết rầy chổng cánh vì dự đoán loài này trong một vài năm tới sẽ trở nên kháng thuốc trừ sâu”.

Trong mùa sinh sản, các con rầy hoạt động mạnh nhất trong giai đoạn từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Các con đực rung cánh và các con cái có tín hiệu trả lời trong vòng 1/3 đến 1/2 giây. Micro của thiết bị này sẽ giúp các nhà nghiên cứu phát hiện các tín hiệu từ con đực và thiết bị vi điều khiển sẽ gửi phản ứng trở lại trước khi các con cái khác phát hiện ra. Khi con đực bị thu hút lại gần, nó sẽ bị vướng vào một bề mặt keo dính ở bẫy treo trên các cây có múi.

Mankin và các đồng nghiệp đang nghiên cứu làm giảm thời gian phản ứng của hệ thống cũng như tìm cách để cắt giảm chi phí của thiết bị. Ngoài ra, các nghiên cứu đang được tiến hành để tối ưu hóa các tín hiệu làm gián đoạn quá trình liên lạc của các con rầy trên các cây có múi.

Lê Hồng Vân - Mard, theo phys.org
Trở lại      In      Số lần xem: 932

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD