Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  23
 Số lượt truy cập :  33348814
Giải quyết sự cân bằng giữa an ninh lương thực và giảm nhẹ biến đổi khí hậu: bằng cách nào?

Nâng cao năng suất cây trồng bằng cách sử dụng các phương pháp bền vững có thể cắt giảm lượng phát thải nhà kính đến 12% trên một calo được sản xuất ra, theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Environmental Research Letters cho thấy. Đồng thời, những thay đổi này có thể mang lại thêm lương thực cho những người đang cần.

Nâng cao năng suất cây trồng bằng cách sử dụng các phương pháp bền vững có thể cắt giảm lượng phát thải nhà kính đến 12% trên một calo được sản xuất ra, theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Environmental Research Letters cho thấy. Đồng thời, những thay đổi này có thể mang lại thêm lương thực cho những người đang cần.

 

wheat fields.jpg

Chú thích: Cải thiện năng suất nông nghiệp một cách bền vững có thể giúp cắt giảm phát thải khí nhà kính từ sản xuất nông nghiệp. Ảnh: © IIASA     

 

Nông nghiệp và sự thay đổi việc sử dụng đất đóng góp khoảng 1/3 lượng phát thải trong tổng lượng phát thải khí nhà kính của con người trong thập kỷ qua, thông qua trồng trọt, chăn nuôi và phá rừng. Bằng cách sản xuất nhiều lương thực hơn trên đất ít hơn, có thể sẽ làm giảm lượng khí thải này, nhưng cái gọi là sự tăng cường thường bao gồm việc gia tăng sử dụng phân bón – một việc có thể dẫn đến lượng khí thải nitơ lớn, góp phần vào tình trạng ấm lên toàn cầu.

 

"Cách hiệu quả nhất để đảm bảo sự tăng cường bền vững về mặt cây trồng là dựa trên các phương pháp và công nghệ mà không phải đòi hỏi sử dụng nhiều phân bón hơn, chẳng hạn như các loại giống mới, cải thiện việc luân canh, các phương pháp tích hợp câytrồng-vật nuôi, và canh tác chính xác," nhà nghiên cứu Hugo Valin tại IIASA, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận xét.

 

Phát hiện của nghiên cứu đặc biệt áp dụng cho các nước đang phát triển. Trong nhiều trường hợp, nông nghiệp ở các nước này không hiệu quả như thực chất, và do đó đầu tư vào các biện pháp canh tác tốt hơn có thể đem lại lợi ích lớn, cả về an ninh lương thực và phát thải khí nhà kính.

 

Nghiên cứu cho thấy rằng việc tăng sản lượng vật nuôi mang lại hiệu quả hơn trong việc giảm phát thải khí nhà kính so với tăng sản lượng từ cây trồng mà mọi người ăn. Nhìn chung, thu hẹp khoảng cách sản lượng 50% đối với cây trồng và 25% đối với gia súc sẽ giúp giảm 12% phát thải khí nhà kính tính trên mỗi calo được sản xuất ra.

 

Tuy nhiên, Valin cho biết, "tăng sản lượng chăn nuôi không có lợi cho an ninh lương thực như tăng sản lượng cây trồng, chỉ vì thịt và sữa chỉ là một phần nhỏ trong chế độ ăn uống, đặc biệt là ở các nước đang phát triển".

 

Để tiến hành nghiên cứu, Valin và các đồng nghiệp đã tìm hiểu các kịch bản sử dụng mô hình GLOBIOM của viện IIASA. Các kịch bản này mô hình hóa các công cụ để tìm hiểu mối liên quan giữa chính sách, hành động, chi phí và kết quả trong tương lai - trong trường hợp này, các kịch bản cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu việc sản xuất lương thực trong tương lai từ cây trồng và cả vật nuôi, phát thải khí nhà kính, và sự cân bằng giữa chúng cũng như đồng lợi ích của các cách cải thiện năng suất cây trồng khác nhau.

 

Nghiên cứu mới cũng nhấn mạnh ảnh hưởng của việc tăng sản xuất lương thực theo nhu cầu. Tất cả mọi thứ đều bằng nhau, nhiều thực phẩm hơn dẫn đến giá thấp hơn và do đó nhu cầu lớn hơn. Nhu cầu tăng thêm có nghĩa là nông dân sẽ muốn tiếp tục mở rộng để sản xuất thậm chí nhiều thực phẩm hơn.

 

# # #

 

Về IIASA:

IIASA là một viện nghiên cứu khoa học quốc tế, thực hiện các nghiên cứu về các vấn đề cực kỳ quan trọng về sự thay đổi môi trường toàn cầu, thay đổi kinh tế, kỹ thuật và thay đổi xã hội mà chúng ta phải đối mặt trong thế kỷ hai mươi mốt. Phát hiện của họ cung cấp những sự lựa chọn có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách để định hình tương lai của thế giới đang thay đổi của chúng ta. IIASA là tổ chức khoa học độc lập và được tài trợ ở Châu âu Mỹ, Châu Á, Châu Đại Dương và Châu Âu. http://www.iiasa.ac.at

 

Xem thêm tại http://www.eurekalert.org/pub_releases/2013-07/iifa-nsa071513.php

 

Thanh Vân - Dostdongnai, theo Eurekalert.

Trở lại      In      Số lần xem: 1256

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD