Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  75
 Số lượt truy cập :  34082153
Giải thưởng Nobel 2016 về y khoa hoặc sinh lý học

Ngày 3-10-2016, Hội Đồng xét giải thưởng Nobel (Karolinska Institute) đã công bố Nobel 2016 về Y Khoa đã thuộc về Tiến Sĩ Yoshinori Ohsumi, người Nhật, với công trình khoa học “Cơ chế autophagy”.

Ngày 3-10-2016, Hội Đồng xét giải thưởng Nobel (Karolinska Institute) đã công bố Nobel 2016 về Y Khoa đã thuộc về Tiến Sĩ Yoshinori Ohsumi, người Nhật, với công trình khoa học “Cơ chế autophagy”.

 

Hình: Giáo Sư Yoshinori Ohsumi, Đại Học TOKYO (Photo: Mari Honda)

 

Autophagy (hay autophagocytosis) xuất phát từ tiếng Hi Lạp, với “auto” có nghĩa là “tự thân nó’ (self) và chữ “phagein” có nghĩa là “ăn” (to eat). Trong tự nhiên, cơ chế tự chết của tế bào, hay cơ chế tự hủy (destructive mechanism) do tế bào tự tháo rời ra những protein hay những hợp phần không cần thiết và không còn chức năng. “Autophagy” cho phép sự phân hủy một cách trật tự và tái chế những thành phần mới của tế bào. Những yếu tố cấu thành tế bào chất được xác định từ phần còn lại của tế bào trong các phân tử nằm ở lớp tế bào kép được gọi là autophagosome. Những autophagosome này dung hợp lại các lysome. Trạng thái này rồi sẽ bị phân giải và tái chế lại trong chu trình sinh học.

 

Giải Nobel năm nay trao về cho công trình khoa học đã phát hiện và minh chứng những cơ chế của “autophagy, một tiến trình căn bản trong phân giải và tái chế lại những thành phần cần thiết của tế bào.

 

Yoshinori Ohsumi sinh năm 1945 tại Fukuoka, Nhật Bản. Ông nhận học vị Tiến Sĩ tại Đại Học Tokyo vào năm 1974. Sau ba năm tu nghiệp tại Đại Học Rockefeller, New York, Hoa Kỳ, ông trở về ĐH Tokyo, tại đó, ông thành lập nhóm nghiên cứu riêng của ông vào năm 1988. Ông được phong tăng danh hiệu Giáo Sư vào năm 2009, tại “Tokyo Institute of Technology”.

 

Thuật ngữ autophagy được hiểu nôm na là "self eating" (tự ăn). Khái niệm này xuất hiện trong thập niên 1960, khi các nhà khoa học lần đầu tiên quan sát thế tế bào có thể hủy diệt những thành phần của nó bằng cách đóng lại chúng trong những màng sinh học, hình thành nên các “sack-like vesicles” (những túi chứa) để dành cho cơ quan chuyên thực hiện việc tái chế (recycling compartment), người ta gọi đó là “lysosome”, phục vụ cho mục đích tự phân rã. Những khó khăn chủ yếu trong ngiên cứu sụ kiện này là các hiện tượng quan sát được, có rất ít thông tin rõ ràng cho đến bây giờ. Trong một series những thí nghiệm chuyên sâu bắt đầu từ thập niên 1990, Giáo Sư, Yoshinori Ohsumi đã sử dụng nấm men của công nghệ làm bánh mì để xác định những gen cần thiết cho “autophagy”. Sau đó, ông tiếp tục làm rõ những cơ chế sinh học cần thiết của autophagy trong nấm men (yeast) và minh chứng một cỗ máy cực kỳ tinh vi của tế bào chúng ta.

 

Khám pháp vĩ đại của Ohsumi đã dẫn đến một mô phỏng mới trong kiến thức nhân loại; làm thế nào tế bào tái chế các nguyên liệu của chúng. Những khám phá của ông đã mở ra con đường khoa học giúp mọi ngưởi hiểu được rằng tầm quan trọng của autophagy trong nhiền tiến trình sinh lý học, ví dụ như sự thích ứng của  tế bào khi đói hoặc khi phản ứng lại sự xâm nhiễm của sinh vật khác vào cơ thể. Những đột biến của gen “autophagy” có thể gây ra bệnh. Tiến trình “autophagic” này bao gồm nhiều điều kiện, trong đó có bệnh ung thư, bệnh thần kinh.

 

Xem chi tiết tại https://www.nobelprize.org/nobel_prizes/medicine/laureates/2016/press.html

 

GS. Bùi Chí Bửu lược dịch.

Trở lại      In      Số lần xem: 1360

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD