Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  24
 Số lượt truy cập :  33335691
Giống Ngô lai đơn V-118

1. Nguồn gốc

Giống V-118 là giống ngô lai đơn giữa hai dòng thuần (D34 x D14). Dòng D14 là dòng thuần đời S8 được chọn tạo từ nguồn gen chín sớm của CIMMYT. Dòng D34 là dòng thuần đời S7 có nguồn gốc từ  tổ hợp ngô lai 7120 trong thí nghiệm. Giống được công nhận chính thức theo Quyết định số 271 QĐ-TT-CLT ngày 3 tháng 8 năm 2010

Trần Kim Định, Nguyễn Hữu Để và các cộng sự

1. Nguồn gốc

Giống V-118 là giống ngô lai đơn giữa hai dòng thuần (D34 x D14). Dòng D14 là dòng thuần đời S8 được chọn tạo từ nguồn gen chín sớm của CIMMYT. Dòng D34 là dòng thuần đời S7 có nguồn gốc từ  tổ hợp ngô lai 7120 trong thí nghiệm. Giống được công nhận chính thức theo Quyết định số 271 QĐ-TT-CLT ngày 3 tháng 8 năm 2010.   

 2. Những đặc điểm chính

Giống có thời gian sinh trưởng 87 – 92 ở vùng Đông Nam Bộ, 95 – 105 ngày ở Tây Nguyên và vụ Đông Xuân ở vùng Đông Nam Bộ.

Giống có dạng hình đẹp, khi thu hoạch cây vẫn còn xanh có thể dùng làm thức ăn gia súc.

Giống có bộ rễ chân kiềng vững chắc nên ít đỗ ngã, nhiễm sâu bệnh nhẹ.

Hạt vàng cam, đá và nửa đá thích hợp với thị hiếu người nông dân. Tỷ lệ lệ hạt/trái cao từ 76 – 79%.

Năng suất cao ổn định, thích nghi vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên ở vụ Hè Thu, Thu Đông và tốt nhất là vụ Đông Xuân.

Tiềm năng năng suất 10 -12 tấn/ha.

3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật.

Giống V-118 thích hợp trồng ở ba vụ Hè Thu, Thu Đông và Đông Xuân ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Vụ Hè Thu gieo cuối tháng 4 đầu tháng 5 (khi có mưa), vụ Thu Đông gieo cuối tháng 8 đầu tháng 9, vụ Đông Xuân (vùng chủ động nước tưới) gieo trong tháng 12 và chậm nhất trước 10/1 (Dương Lịch). Giống chịu thâm canh cao.

Mật độ gieo 57.000-61.000 cây/ha trong vụ Hè Thu và Thu Đông, riêng vụ Đông xuân gieo mật độ  71.400 cây/ha (70 cm x 20 cm).

Lượng phân bón cho một 1000m2: Phân hữu cơ vi sinh 50-100 kg, DAP 20-25 kg, Urê 25- 27 kg, kali 15-20 kg. Cách bón lót toàn bộ phân hữu cơ vi sinh và DAP, bón thúc chia đều 3 lần đối với phân Urê và Kali:

+ Vùng Đông Nam Bộ: lần 1 (10-15 ngày sau gieo), lần 2 (25-30 ngày sau gieo) và lần 3 (40-45 ngày sau gieo).

+ Vùng Tây Nguyên: lần 1 (15-20 ngày sau gieo), lần 2 (30-35 ngày sau gieo) và lần 3 (45-50 ngày sau gieo).

4. Điển hình đã áp dụng thành công

Giống V-118 đã được áp dụng thành công tại Vùng Đông Nam Bộ (Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu); Vùng Tây Nguyên (Lâm Đồng, Đắk Lắk và Gia Lai).

5. Địa chỉ liên hệ:

Phòng Nghiên cứu Cây Thức ăn Gia súc, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.

Địa chỉ: 121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08.39101703

Trở lại      In      Số lần xem: 5899

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD