Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  36
 Số lượt truy cập :  33449804
Giống chuyển gen, giải pháp chống bệnh Greening trên cây có múi

Trang website “Truth abaout trade and technology” vừa đăng tải bài “Công nghệ sinh học, giải pháp cho bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi” của tác giả Ross Korver. Bài báo cho biết, Erik Mirkov, một GS virus học thực vật Trường Đại học A & M, Texas, Hoa Kỳ đã thành công trong việc dùng giống chuyển gen để khống chế bệnh vàng lá gân xanh trên cam quýt.

Trang website “Truth abaout trade and technology” vừa đăng tải bài “Công nghệ sinh học, giải pháp cho bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi” của tác giả Ross Korver. Bài báo cho biết, Erik Mirkov, một GS virus học thực vật Trường Đại học A & M, Texas, Hoa Kỳ đã thành công trong việc dùng giống chuyển gen để khống chế bệnh vàng lá gân xanh trên cam quýt.

 

Erik Mirkov đã dùng gen có khả năng SX nên protein đặc hiệu làm cho vi khuẩn Liberobacter asiatus, tác nhân trực tiếp gây nên bệnh không thể phát triển. Gen có đặc tính trên được Erik Mirkov phát hiện trong cây Spin-ach, một cây có lá rộng màu xanh thẫm được người dân Mỹ dùng làm rau (còn gọi là rau Bina).

 

Bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi (greening) do vi khuẩn Liberobacter asiatus gây nên có rầy chổng cánh làm trung gian truyền bệnh được ghi nhận đầu tiên vào năm 1900 ở Trung Quốc (gọi là bệnh Hoàng Long, bệnh chụp vàng) và lây lan gây thiệt hại nặng cho những người trồng cam trên toàn thế giới.

 

Tại Việt Nam, bệnh được Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam quan tâm đặc biệt và đã xây dựng nên quy trình SX giống cây có múi sạch bệnh. Tuy nhiên hiệu quả của những giải pháp trên không cao vì cây giống chỉ sạch bệnh trong nhà lưới nhưng sẽ bị nhiễm khi trồng đại trà ngoài đồng. Việc trồng xen cây có múi với cây ổi cũng được ghi nhận là hạn chế được sự xâm nhập của rầy chổng cánh, trung gian truyền bệnh Greening.

 

Tại vùng cam Florida, thủ phủ cây có múi của Hoa Kỳ, bệnh Greening được phát hiện nào năm 1998, năm mà sản lượng ngành công nghiệp nước cam ép của Floria đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử với 1,56 tỷ galon. Từ đó đến nay, sản lượng cứ liên tục bị giảm sút và hiện tại chỉ còn 0, 862 tỷ galon. Sự giảm sản lượng này được lý giải bằng nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là do bệnh Greening tấn công. Diện tích vườn cam ở phía Nam Florida bị giảm tới 25%. Do SX bị giảm sút nên thị trường nước cam ép của Hoa Kỳ đang dần về tay Brazin với con số 200 triệu galon/năm.

 

Thành công của Erik Mirkov mở ra triển vọng khống chế hoàn toàn căn bệnh nguy hiểm này. Hiện nay các cơ quan quản lý an toàn công nghệ sinh học của Hoa Kỳ là EPA và FDA đã hoàn tất việc đánh giá cho rằng Protein đặc hiệu kháng vi khuẩn Liberobacter asiatus của cây Spin-ach không độc hại cho chuột và ong mật và công việc đánh giá độ an toàn đối với người và môi trường sẽ bắt đầu. Nếu suôn sẻ, khoảng 3 - 4 năm sau, người trồng cam Florida sẽ nhận được những cây giống cam, quýt, bưởi chuyển gen kháng bệnh Greening đầu tiên trên thế giới.

 

Quang Ngoc - NNVN.

Trở lại      In      Số lần xem: 1764

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD