Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  27
 Số lượt truy cập :  33884642
Giống lúa biến đổi gen giàu sắt và kẽm

Nhóm nghiên cứu đa ngành thuộc các viện, trường của Philippines, Colombia, Indonesia, Hoa Kỳ, Úc, và Nhật bản đã phát triển thành công giống lúa có hàm lượng sắt và kẽm trong hạt gạo gia tăng đáng kể thông qua chiến lược “biofortification”. Nghiên cứu này cho thấy giống lúa biến đổi gen đã gia tăng hàm lượng sắt (Fe) lên đến 15 micrograms, và hàm lượng kẽm (Zn) lên đến 45.7 micrograms trên một  gram hạt gạo trắng đã đánh bóng.

Ngun: IRRI - Rice Today

 

Nhóm nghiên cứu đa ngành thuộc các viện, trường của Philippines, Colombia, Indonesia, Hoa Kỳ, Úc, và Nhật bản đã phát triển thành công giống lúa có hàm lượng sắt và kẽm trong hạt gạo gia tăng đáng kể thông qua chiến lược “biofortification”. Nghiên cứu này cho thấy giống lúa biến đổi gen đã gia tăng hàm lượng sắt (Fe) lên đến 15 micrograms, và hàm lượng kẽm (Zn) lên đến 45.7 micrograms trên một  gram hạt gạo trắng đã đánh bóng, mà hàm lượng các vi chất dinh dưỡng này tế bào người có thể hấp thu được. Các hạt gạo trắng ấy thông thường chỉ chứa 2 micrograms sắt và 16 micrograms kẽm trên 1 gram gạo. Sự khiếm khuyết ấy về hàm lượng sắt rất khó tìm thấy trong ngân hàng gen cây lúa theo phương pháp lai tạo giống truyền thống; kết quả chỉ có thể làm tăng thêm 13 micrograms sắt và 28 micrograms kẽm trên 1 gram gạo trắng, đáp ứng rất thấp yêu cầu dinh dưỡng của người (EAR: estimated average requirement), có nghĩa là chỉ đáp ứngll 30% EAR.

 

Các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu này đã sử dụng các gen mã hóa “nicotianamine synthase” từ cây lúa và gen mã hóa “ferritin” từ cây đậu nành cùng một lúc, để tạo ra giống lúa giàu vi dưỡng chất nói trên. Người đã đã chuyển thành công các gen mục tiêu này vào giống lúa IR64, và lai  chọn thành các giống lúa indica khác. IR64 là giống lúa chủ lực ở Nam Á và Đống Nam Á – nơi mà người ta đang chịu đựng sự thiếu sắt và kẽm khá nghiêm  trọng.

 

Xem thông trin  Rice Today.

Hoặc http://ricetoday.irri.org/genetically-engineered-rice-with-high-levels-of-iron-and-zinc-is-developed/

 

Hình: Inez Slamet-Loedin, khoa học gia của IRRI, là thàm viên của nhóm nghiên cứu thuộc 6 quốc gia đang khảo sát dòng lúa chuyển gen giàu sắt và kẽm. (Photo: William Sta Clara, IRRI).

 

GS. Bùi Chí Bửu lược dịch.

Trở lại      In      Số lần xem: 3193

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD